Câu 1: Lấy 1 VD về ròng rọc sử dụng trong vật dụ và thiết bị thông thường
Câu 2: Hãy trình bày sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất lỏng và khí
Câu 3:
a) Nêu 1 hiện tượng về các chất rắn, lỏng, khí. Khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì cây ra lực lớn và cách khắc phục
b) Tại sao rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lại dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh nhỏ
1) VD: cần cẩu, ở cột cờ,…
2)
+ Giống nhau: Theo sự nở vì nhiệt, các chất lỏng và khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
+ Khác nhau:
– Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
– Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
– Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn và chất lỏng
3)
a) Đóng chai nước ngọt thật đầy :
Khi để nước ngọt trong chai ngoài trời nắng, nước trong chai nóng lên, nở ra, thể tích tăng và dâng lên gặp nút chai cản trở gây ra lực lớn làm bật nút chai.
Cách khắc phục : Đóng chai nước ngọt vừa phải, không đầy.
Bơm bánh xe đạp quá căng :
Vào mùa hè, không khí trong bánh xe sẽ nóng lên, nở ra, thể tích khí tăng gặp ruột bánh xe cản trở gây ra lực lớn làm nổ bánh xe.
Cách khắc phục : Bơm bánh xe đạp vừa phải, không bơm quá căng.
Giữa các thanh ray không có khe hở :
Khi trời nóng, các thanh ray sẽ nóng lên, nở ra, thể tích tăng gặp các thanh khác cản trở gây ra lực lớn làm cong đường ray.
Cách khắc phục : Giữa các thanh ray để khe hở.
b) Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì dễ vỡ hơn khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng vì khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì phần trong của cốc thủy tinh sẽ nóng lên nở ra, mà phần ngoài chưa kịp nóng lên nở ra , sự nở vì nhiệt của phần trong cốc thủy tinh dày bị phần ngoài ngăn cản sẽ tạo ra một áp lực lớn làm vỡ cốc còn khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng thì cả phần trong và phần ngoài của cốc thủy tinh đều nóng lên nở ra nên không vỡ cốc
Câu 1:
– Pa-lăng
– mMy tời ở công trường xây dựng
Câu 2:
*Giống nhau: Chất lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
*Khác nhau: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau, các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Câu 3:
a)
–Thể lỏng :
Đóng chai nước ngọt thật đầy :
Khi để nước ngọt trong chai ngoài trời nắng, nước trong chai nóng lên, nở ra, thể tích tăng và dâng lên gặp nút chai cản trở gây ra lực lớn làm bật nút chai.
*Cách khắc phục : Đóng chai nước ngọt vừa phải, không đầy.
– Thể rắn :
+Giữa các thanh ray không có khe hở :
+Khi trời nóng, các thanh ray sẽ nóng lên, nở ra, thể tích tăng gặp các thanh khác cản trở gây ra lực lớn làm cong đường ray.
*Cách khắc phục : Giữa các thanh ray để khe hở.
–Thể khí :
+Bơm bánh xe đạp quá căng :
+Vào mùa hè, không khí trong bánh xe sẽ nóng lên, nở ra, thể tích khí tăng gặp ruột bánh xe cản trở gây ra lực lớn làm nổ bánh xe.
*Cách khắc phục : Bơm bánh xe đạp vừa phải, không bơm quá căng.
b)
-Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng vì khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì mặt trong của cốc sẽ nóng trước, nở ra trong lúc đó mặt ngoài của cốc chưa nóng, gây ra hiện tuongj dãn nở không đều nên chúng chèn nhau và gây ra vỡ cốc.