Câu 1: Một người để một vật ở độ cao h so với mặt đất.
a) Hỏi lúc này vật có cơ năng hay không?
b) Khi người đó thả vật đó từ độ cao h xuống thì vật có những dạng năng lượng nào?
Câu 2: Công suất là gì? Viết công thức tính công suất và nêu đơn vị đo công suất.
Câu 3.
a. Các chất được cấu tạo như thế nào?
b. Hãy giải thích vì sao: Thả đường vào nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt.
Câu 4. Phát biểu nội dung định luật về công?
Câu 5: Một người lực sĩ nâng quả tạ có khối lượng 150kg lên cao 0,6m trong thời gian 0,5 giây.
a) Hãy tính công suất của người lực sĩ trong trường hợp trên?
b. Nếu người đó dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài là 1,2 m thì phải dùng lực F = 1200 N thì mới kéo vật lên đến độ cao nói trên. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
Câu 1.
a. Vật ở độ cao h nên vật có thế năng hấp dẫn. Suy ra vật có khả năng thực hiện công, nên vật có cơ năng
b. Khi vật ở tại độ cao h, vật có thế năng. Khi vật đang rơi từ độ cao h xuống mặt đất, thế năng giảm dần và động năng tăng dần. Khi vật chạm đất, thế năng chuyển hoá hoàn toàn thành động năng
Câu 2.
– Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian: $P=\dfrac{A}{t}$
– Trong đó:
+ P: công suất (W)
+ A: công thực hiện (J)
+ t: thời gian thực hiện công (s)
Câu 3.
a. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, được gọi là phân tử và nguyên tử
b. Vì giữa các phân tử đường và nước có khoảng cách. Khi khuấy đều, phân tử đường len vào khoảng cách giữa cách phân tử nước và ngược lại. Đường và nước đã lẫn vào nhau nên khi đường tan, nước có vị ngọt
Câu 4.
– Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Câu 5.
Công mà lực sĩ thực hiện:
$A=P.h=150.10.0,6=900J$
a. Công suất người lực sĩ:
$P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{900}{0,5}=1800W$
b. Hiệu suất mặt phẳng nghiêng:
$H=\dfrac{A_i}{A_{tp}}.100\%=\dfrac{900}{1200.1,2}.100\%=62,5\%$
Câu 1:
a, Vật lúc này có cơ năng, đó chính là thế năng hấp dẫn.
b, Khi thả vật từ trên cao xuống, vật có thế năng hấp dẫn và vì có vân tốc nên vật có động năng
=> Vật có cơ năng.
Đồng thời, vật cũng có nhiệt năng do các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động không ngừng.
Câu 2:
Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian
Công thức tính công suất:
$℘=\frac{A}{t}=F.v$
Trong đó : A là công thực hiện được (J).
t là thời gian thực hiện được (s)
F là lực kéo vật (N)
v là vận tốc của vật (m/s)
Câu 3:
a, Các chât được cấu tạo từ các hạt vô cùng nhỏ gọi là nguyên tử, phân tử.
b, Vì khi thả đường vào và khuấy lên, các nguyên tử, phân tử của đường chui vào giữa các khoảng cách của các nguyên tử, phân tử nước và các phân tử nước cũng chui vào giữa các nguyên tử, phân tử đường do chúng chuyển động hỗn độn không ngừng. Vậy nên đường tan và nước có vị ngọt.
Câu 4:
Định luật về công:
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Câu 5:
a, Trọng lượng của quả tạ là:
$P=10.m=10.150=1500(kg)$
Công người lực sĩ sinh ra là:
$A=P.h=1500.0,6=900(J)$
Công suất người đó sinh ra là:
$℘=\frac{A}{t}=\frac{900}{0,5}=1800(W)$
b, Hiệu suất mặt phẳng nghiêng là:
$H=\frac{A_{i}}{A_{tp}}.100$%$=\frac{P.h}{F.S}.100$%$=\frac{1500.0,6}{1200.1,2}.100$%$=62,5$%
Vậy . . .