Câu 1 : Những thế mạnh kinh tế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Đông Nam Bộ Câu 2 : đặc điểm phát triển công nghiệp Đông Nam Bộ Câu 3 :

Câu 1 : Những thế mạnh kinh tế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Đông Nam Bộ
Câu 2 : đặc điểm phát triển công nghiệp Đông Nam Bộ
Câu 3 : tình hình phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long

0 bình luận về “Câu 1 : Những thế mạnh kinh tế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Đông Nam Bộ Câu 2 : đặc điểm phát triển công nghiệp Đông Nam Bộ Câu 3 :”

  1. câu 1

    Khu vực

    Điều kiện tự nhiên

    Thế mạnh kinh tế

    Đất liền

    Địa hình thoải, đất badan, đất xám. Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thủy tốt.

    Mặt bằng xây dựng tốt. Các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả.

    Biển

    Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế. Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí.

    Khai thác dầu khí ở thềm lục địa. Đánh bắt hải sản. Giao thông, du lịch biển và các dịch vụ khác.

    câu 2
    * Đặc điểm phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ:

                –  Quy mô các trung tâm lớn nhất, cơ cấu ngành rất đa dạng, nhiều ngành hiện đại.

                – Hình thành một dải công nghiệp với các trung tâm công nghiệp trọng điểm: TP. HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

                – Các ngành: khai thác dầu, khí; thực phẩm, luyện kim, điện tử,…TP. HCM là TTCN lớn nhất cả nước.

    * Nguyên nhân phát triển:

                Do Đông Nam Bộ hội tụ đầy đủ các thế mạnh tự nhiên và kinh tế – xã hội: vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, kết cấu hạ tầng, chính sách phát triển CN, vốn đầu tư.

                – Vị trí địa lý:

                + Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng động lực phát triển kinh tế của cả nước.

                + Tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long  là những khu vực có thế mạnh về nông nghiệp, cung cấp nguồn nguyên liệu lớn cho công nghiệp chế biến.

                – Tự nhiên: địa hình, khí hậu, nguồn nước khá ổn đin thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Nguồn tài nguyên dầu mỏ khí đốt giàu có.

                – Kinh tế – xã hội:

                + Dân cư đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao.

                + Thị trường tiêu thụ lớn.

                + Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.

                + Thu hút hơn 50% nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

                + Chính sách ưu tiên phát triển của Nhà nước đối với vùng

    Bình luận
  2. 1.

    – Đặc điểm:

    + Địa hình đồi núi thấp, bề mặt thoải. Độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam.

    + Đất bazan, đất xám thích hợp phát triển cây công nghiệp.

    + Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm (cây trồng phát triển quanh năm).

    + Sông ngòi: sông Đồng Nai có giá trị thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

    + Rừng tuy không nhiều nhưng có ý nghĩa lớn về mặt du lịch và đảm bảo nguồn sinh thủy cho các sông trong vùng.

    + Biển biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế.

    + Thềm lục địa nông rộng, giàu tiềm năng dầu khí.

    – Khó khăn:

    + Trên đất liền ít khoáng sản.

    + Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp.

    + Nguy cơ ô nhiễm môi trường.

    2.

    * Đặc điểm phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ:

                –  Quy mô các trung tâm lớn nhất, cơ cấu ngành rất đa dạng, nhiều ngành hiện đại.

                – Hình thành một dải công nghiệp với các trung tâm công nghiệp trọng điểm: TP. HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

                – Các ngành: khai thác dầu, khí; thực phẩm, luyện kim, điện tử,…TP. HCM là TTCN lớn nhất cả nước.

    * Nguyên nhân phát triển:

                Do Đông Nam Bộ hội tụ đầy đủ các thế mạnh tự nhiên và kinh tế – xã hội: vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, kết cấu hạ tầng, chính sách phát triển CN, vốn đầu tư.

                – Vị trí địa lý:

                + Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng động lực phát triển kinh tế của cả nước.

                + Tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long  là những khu vực có thế mạnh về nông nghiệp, cung cấp nguồn nguyên liệu lớn cho công nghiệp chế biến.

                – Tự nhiên: địa hình, khí hậu, nguồn nước khá ổn đin thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Nguồn tài nguyên dầu mỏ khí đốt giàu có.

                – Kinh tế – xã hội:

                + Dân cư đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao.

                + Thị trường tiêu thụ lớn.

                + Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.

                + Thu hút hơn 50% nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

                + Chính sách ưu tiên phát triển của Nhà nước đối với vùng.

    3.

    1. Nông nghiệp

    – Trồng trọt:

    + Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước).

    + Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002).

    + Lúa được trồng nhiều ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An,…

    + Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực ở nước ta.

    +Là vùng trồng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất nước: xoài, dừa, cam, bưởi … 

    – Chăn nuôi: Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh.

    – Thủy sản:

    + Tổng sản lượng thủy sản chiếm hơn 50% cả nước, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang.

    + Nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh.

    2. Công nghiệp

    – Tỉ trọng thấp.

    – Các ngành công nghiệp: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.

    Bình luận

Viết một bình luận