Câu 1 : Sông là gì ? Sông và hồ khác nhau như thế nào ? Cho biết vai trò của sông ? Kể tên 4-5 con sông lớn nhất ở Việt Nam hoặc thế giới
Câu 2 : Vì sao độ muối của biển và đại dương lại khác nhau ? Độ muối là gì ?
Câu 3 : Thủy triều là gì ? Nêu nguyên nhân sinh ra thủy triều ? Con người đã ứng dụng thủy triều như thế nào ?
Câu 4 : Thế nào là thổ nhưỡng ? Con người có vai trò như thế nào đối với độ phì trong đất ( tăng độ phì , giảm độ phì ) ?
Câu 1:
– Sông: Là dòng chảy tương đối thường xuyên trên bề mặt lục địa.
– Hồ: Là 1 lượng nước lớn đọng trên bề mặt lục địa.
Khác nhau
Cấu tạo:
– Sông: Gồm nhiều bộ phận như lưu vực, hạ lưu, phụ lưu…tạo thành hệ thống sông.
– Hồ: Cấu tạo đơn giản hơn sông.
Diện tích:
– Sông có lưu vực xác định
– Hồ thường không có diện tích nhất định.
Một số sông lớn: Sông Hồng, Sông Hương, Sông Nile, Sông Congo, Sông Hoàng Hà,…
Câu 2:
Độ muối khác nhau vì có các tác động:
– Nhiệt độ nước biển, đại dương
– Lượng bay hơi nước.
– Nhiệt độ môi trường không khí.
– Lượng mưa.
– Điều kiện địa hình ( vùng biển, đại dương kín hay hở á ).
– Số lượng nước sông đổ ra biển, đại dương.
⇒Độ muối của biển và đại dương khác nhau.
Độ muối là độ mặn của nước biển, đại dương.
Câu 3:
– Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông… lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc biến chuyển thiên văn.
–Nguyên nhân: do lực hút của mặt trăng tác động lên trái đất.
-Ứng dụng: Ngày xưa, con người đã biết cách bắt hải sản như tôm, cua, cá… Cho đến ngày nay thì con người đã biết sử dụng thủy triều để phục vụ cho công nghiệp (như sản xuất điện), ngư nghiệp, như trong đánh bắt hải sản, và khoa học, như nghiên cứu thủy văn…
Câu 4:
-Thổ nhưỡng chính là lớp đất mềm tơi xốp giàu chất dinh dưỡng trong đất , nơi mà thực vật có thể phát triển khỏe mạnh.
– Con người có vai trò vô cùng quan trọng. Độ phì của đất cao hay thấp tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên và con người trong việc canh tác. Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã tiến hành các biện pháp như: cày sâu, bừa kĩ, bón phân, tưới nước, thau chua, rửa mặn… nhằm làm tăng độ phì cho đất. làm vậy thì năng suất cây trồng ngày càng cao.
Chúc cậu học tốt!!!
Câu 1:
– Sông là: là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
– Sông và hồ khác nhau:
+ Sông:
● Là dòng chảy tương đối thường xuyên trên bề mặt lục địa.
● Gồm nhiều bộ phận như lưu vực, hạ lưu, phụ lưu … tạo thành.
● Sông có lưu vực xác định.
+ Hồ:
● Là 1 lượng nước lớn đọng trên bề mặt lục địa.
● Cấu tạo đơn giản hơn sông.
● Hồ thường không có diện tích nhất định.
– Vai trò của sông:
+ Bồi đắp phù sa cho những vùng đồng bằng màu mỡ.
+ Cung cấp nước cho sản xuất và đời sống.
+ Là đường giao thông quan trọng.
+ Là nguồn thuỷ điện lớn.
+ Cung cấp nhiều thuỷ sản.
– 5 con sông lớn nhất thế giới và ở Việt Nam: Sông Nin, sông Hồng, sông Amazon, sông Trường Giang, sông Hoàng Hà.
Câu 2:
– Vì: độ muối của nước trong các biển không giống nhau, mà còn tuỳ thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít, độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
– Độ muối là: do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
Câu 3:
– Thủy triều là: hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.
– Nguyên nhân sinh ra thủy triều là: do sức hút của Mặt trăng và Mặt trời.
– Con người đã ứng dụng thùy triều như:
+ Trong quân sự.
+ Giao thông vận tải.
+ Trong công nghiệp (sản xuất điện).
+ Hoạt động sản xuất nông nghiệp.
+ Khoa học (nghiên cứu thuỷ văn) …..
+ Tàu bè ra vào cảng.
+ Lợi dụng thuỷ triều đánh giặc.
Câu 4:
– Thổ nhưỡng (đất) là: lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì.
– Con người có vai trò đối với độ phì trong đất (tăng độ phì, giảm độ phì) như:
+ Khai thác, sử dụng phân bón hóa học không hợp lý, thuốc trừ sâu, đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn sẽ làm cho đất trở nên kém phì nhiêu.
+ Bón phân cho đất, khai thác đất hợp lý, cải tạo đất nhiễm mặn, nhiễm phèn giúp độ phì trong đất được tăng lên.