Câu 1: Trường hợp nào sau đây không có động năng? A. Con lắc đang dao động. B. Máy bay đang bay. C. Không khí đang chứa trong quả bóng. D. Luồng gió đ

Câu 1: Trường hợp nào sau đây không có động năng?
A. Con lắc đang dao động.
B. Máy bay đang bay.
C. Không khí đang chứa trong quả bóng.
D. Luồng gió đang thổi qua cánh đồng.
Câu 2: Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Khối lượng của vật B. Độ biến dạng đàn hồi của vật
C. Vận tốc của vật D. Chất làm vật
Câu 3: Một chiếc ô tô chuyển động đều đi được đoạn đường 24km trong 25 phút. Lực cản của mặt đường là 500N. Công suất của ô tô là:
A.800W B. 8kW C. 80kW. D. 800kW
Câu 4: Một chiếc ô tô cùng chuyển động đều đi được đoạn đường 27km trong 30 phút Công suất của ô tô là 12kW. Lực kéo của động cơ là:
A. 80N. B. 800N. C. 8000N. D.1200N.
Câu 5: Một người thợ kéo đều một bao xi măng trọng lượng 500N lên cao 3m. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là bao nhiêu?
A. 15W B. 300W C. 50W D.72W
Phần tự luận
Câu 6: Mũi tên được bán đi từ một cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay của cánh cung? Đó là dạng năng lượng nào?
Câu 7: Để đưa một vật khối lượng 300kg lên sàn xe tải có độ cao 1,25m người ta dùng một tấm ván nghiêng dài 5m. Biết lực ma sát của tấm ván có độ lớn là 100N. Lực kéo vật là bao nhiêu?

0 bình luận về “Câu 1: Trường hợp nào sau đây không có động năng? A. Con lắc đang dao động. B. Máy bay đang bay. C. Không khí đang chứa trong quả bóng. D. Luồng gió đ”

  1. @SANGOFFICIAL

    Đáp án:

    Câu 1:C

    Câu 2:B

    Câu 3:B

    Câu 4:B

    Câu 5:C

    Giải thích các bước giải:

    Câu 1: 

    Trường hợp không khí đang chứa trong quả bóng là không có động năng.

    Câu 2: 

    Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật.

    Câu 3: 

    Công ô tô thực hiện để chống lực cản A = F.s. F = 500.24.103 = 12.106 J.

    Công suất của lực kéo là P = 12.106/(25.60) = 8000W = 8kW

    Câu 4: 

    Công của ô tô A = P.t = 12000.30.60 = 21,6.106 (J).

    Lực kéo của động cơ là: F = A/s = 21,6.106/ (27.103) = 800N

    Câu 5: 

    Công suất của lực kéo là: P = A/t = 500.3/30 = 50W

    Câu 6:

    Mũi tên được bắn đi từ cung tên là nhờ năng lượng của cánh cung vì khi giương cung làm cho cả dây cung và cánh cung bị biến dạng do để dự trữ một năng lượng dưới dạng thế năng, năng lượng này làm cho mũi tên chuyển động.

    Câu 7:

    Công để đưa vật lên xe là: A = P.h = 300.10.1,25 = 3750J

    Nếu không có ma sát, lực kéo vật là: Fo = A/l = 3750 / 5 = 750N

    Khi có thêm ma sát, lực kéo vật là: F = 750 + 100 = 850N

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Câu 1: C

    Trường hợp không khí đang chứa trong quả bóng là không có động năng.

    Câu 2: B

    Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật.

    Câu 3: B

    Công ô tô thực hiện để chống lực cản A = F.s. F = 500.24.103 = 12.106 J.

    Công suất của lực kéo là P = 12.106/(25.60) = 8000W = 8kW

    Câu 4: B

    Công của ô tô A = P.t = 12000.30.60 = 21,6.106 (J).

    Lực kéo của động cơ là: F = A/s = 21,6.106/ (27.103) = 800N

    Câu 5: C

    Công suất của lực kéo là: P = A/t = 500.3/30 = 50W

    Câu 6:

    Mũi tên được bắn đi từ cung tên là nhờ năng lượng của cánh cung vì khi giương cung làm cho cả dây cung và cánh cung bị biến dạng do để dự trữ một năng lượng dưới dạng thế năng, năng lượng này làm cho mũi tên chuyển động.

    Câu 7:

    Công để đưa vật lên xe là: A = P.h = 300.10.1,25 = 3750J

    Nếu không có ma sát, lực kéo vật là: Fo = A/l = 3750 / 5 = 750N

    Khi có thêm ma sát, lực kéo vật là: F = 750 + 100 = 850N

    Bình luận

Viết một bình luận