Câu 10. Con ngựa kéo xe chuyển động đều với vận tốc 9km/h. Lực kéo là 200N. Công suất của ngựa có thể nhận giá trị nào sau đây? A. Ῥ = 1500 w B. Ῥ = 1

By Amaya

Câu 10. Con ngựa kéo xe chuyển động đều với vận tốc 9km/h. Lực kéo là 200N. Công suất
của ngựa có thể nhận giá trị nào sau đây?
A. Ῥ = 1500 w B. Ῥ = 1000 w C. Ῥ = 500 w D. Ῥ = 250 w
Câu 11. Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất )?
A. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà. B. Chiếc lá đang rơi.
C. Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà. D. Quả bóng đang bay trên cao.
Câu 12. Trong các vật sau, vật nào không có động năng?
A. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn. B. Hòn bi lăn trên sàn nhà.
C. Máy bay đang bay. D.Viên đạn đang bay.
Câu 13. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng?
A. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay.
B. Một ô tô đang đỗ trong bến xe.
C. Một máy bay đang bay trên cao.
D. Một ô tô đang chuyển động trên đường.
Câu 14. Mở lọ nước hoa trong phòng kín, một lúc sau cả phòng nghe mùi thơm do
A. không khí trong phòng hút nước hoa.
B. nước hoa nhẹ hơn không khí nên lan ra khắp phòng.
C. phân tử nước hoa bay trong phòng.
D. phân tử nước hoa khuếch tán trong không khí lan ra khắp phòng.
Câu 15. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật không có tính chất nào sau đây:
A. Chuyển động không ngừng.
B. Giữa chúng có khoảng cách.
C. Nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
D. Chuyển động thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.
Câu 16. Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm đi thì:
A. khối lượng của vật giảm.
B. trọng lượng của vật giảm.
C. nhiệt độ của vật giảm.
D. cả khối lượng của vật và trọng lượng của vật đều giảm.
Câu 17. Hiện tượng nào dưới đây không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên
tử, phân tử?
A. Sự hoà tan của muối vào nước.
B. Sự tạo thành gió.
C. Sự tăng nhiệt năng của vật khi nhiệt độ tăng.
D. Sự khuếch tán của dung dịch đồng sunfat vào nước.
Câu 18. Tại sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn so với khi nó tan trong nước lạnh?
A. Vì nước nóng có nhiệt độ cao nên các phân tử đường và nước chuyển động chậm hơn.
B. Vì nước nóng có nhiệt độ cao nên các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.
C. Vì nước nóng có nhiệt độ cao nên nước bay hơi nhanh hơn.
D.Vì nước nóng có nhiệt độ cao nên các phân tử đường có thể bị các phân tử nước hút mạnh.
Câu 19. Khi nhiệt độ của một miếng đồng tăng thì
A. thể tích các phân tử đồng tăng. B. nhiệt độ các phân tử đồng tăng.
C. khoảng cách giữa các phân tử đồng tăng. D. khối lượng các phân tử đồng tăng.
Câu 20. Các phân tử tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì
A. động năng của vật càng lớn. B. nhiệt năng của vật càng lớn.
C. thế năng của vật càng lớn. D. cơ năng của vật càng lớn.
Câu 21. Câu nào sau đây nói về nhiệt năng là không đúng?
A. Nhiệt năng là một dạng của năng lượng.
B. Nhiệt năng là tổng động năng và thế năng của vật.
C. Nhiệt năng là năng lượng mà lúc nào vật cũng có.
D. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 22. Nhiệt năng của vật tăng khi .
A. vật truyền nhiệt cho vật khác.
C. chuyển động của các phân tử tạo nên vật nhanh lên.
B. chuyển động của vật nhanh lên.
D. vật thực hiện công lên vật khác.
Câu 23. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiêt chủ yếu của:
A. Chất rắn. B. Chất lỏng.
C. Chất khí. D. Cả chất rắn, chất lỏng và chất khí
Câu 24. Đối lưu là sự truyền nhiệt chỉ xảy ra ở:
A. chất lỏng B. chất khí.
C. chất lỏng và chất khí. D. cả chất rắn, chất lỏng, chất khí.
Câu 25. Vì sao người ta thường dùng chất liệu sứ để làm bát (chén) ăn cơm?
A. Vì sứ làm cơm ngon hơn. B. Vì sứ rẻ tiền.
C. Vì sứ dẫn nhiệt tốt. D. Vì sứ cách nhiệt tốt.
Câu 26. Mùa đông, khi ngồi cạnh lò sưởi (hoặc bếp củi) ta thấy ấm áp. Nhiệt năng của lò sưởi
(hoặc bếp củi) đã truyền nhiệt tới người chủ yếu bằng cách nào?
A. Dẫn nhiệt. B. Đối lưu.
C. Bức xạ nhiệt. D. Cả dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt. .
Câu 27. Hình thức truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng gọi là:
A. sự dẫn nhiệt. C. bức xạ nhiệt.
B. sự đối lưu. D. sự phát quang.
Câu 28. Nhiệt lượng là
A. đại lượng chỉ xuất hiện khi có thực hiện công.
B. đại lượng tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm.
C. một dạng năng lượng, có đơn vị là jun.
D. phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi khi truyền nhiệt.
Câu 29. Nhiệt lượng nột vật thu vào để nóng lên phụ thuộc các yếu tố nào?
A. Khối lượng của vật. B. Độ tăng nhiệt độc của vật.
C. Chất cấu tạo nên vật D. Cả ba yếu tố trên.
Câu 30. Đổ 50cm3
rượu vào 50cm3 nước, ta thu được một hỗn hợp rượu- nước có thể tích:
A. Bằng 100cm3
. B. Nhỏ hơn 100 cm3
.
C. Lớn hơn 100cm3
. D. Có thể tích bằng hoặc nhỏ hơn 100cm3
.




Viết một bình luận