câu 10: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm khí hâụ bắc mĩ câu 11: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm

câu 10: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm khí hâụ bắc mĩ
câu 11: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế Bắc mĩ
câu 12 : Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm khí hậu và thiên nhiên trung và nam mĩ
câu 13 Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm kinh tế trung và nam mĩ
LÀM NHANH NHANH NHÉ BẠN

0 bình luận về “câu 10: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm khí hâụ bắc mĩ câu 11: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm”

  1. CÂU 10:

    Theo chiều bắc – nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
    – Theo chiều kinh tuyến : lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
    – Nguyên nhân :
    + Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc – nam.
    + Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông – tây.
    Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc – nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.

     Câu 11:
    (*)Nông nghiệp:
    +Nhờ có các điều kiện tự nhiên thuận lợi, khoa học kĩ thuật tiên tiến nên nông nghiệp Bắc Mĩ đạt trình độ cao.
    +Sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kì và Canada chiếm vị trí hàng đầu.
    +Sản xuất nông nghiệp có sự phân hoá từ bắc xuống nam, từ tây sang đông.
    (*)Công nghiệp:
    +Có nền công nghiệp phát triển cao, đặc biệt là Hoa Kì và Canada.
    +Chủ yếu tập trung ở vùng Hồ Lớn, ven Đại Tây Dương, vùng “Vành đai Mặt Trời” và ven vịnh Mêhicô.
    (*)Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
    (*)Hiệp định Mậu dịch tự do (NAFTA) kết hợp thế mạnh của 3 nước, tạo nên 1 thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị tường thế giới.

    Bình luận
  2. Câu 10: – Sự phân hóa khí hậu:

        + Phân hóa từ Bắc xuống Nam. Từ Tây sang Đông. Do chia cắt địa hình

        + Có 3 đới: Hàn Đới, Ôn Đới và Nhiệt Đới.

    Nhưng phần lớn diện tích nằm trong môi trường Ôn đới. Do lãnh thổ kéo dài qua nhiều vĩ tuyến.

        + Ngoài ra, phân hóa theo chiều cao. Điển hình là hệ thống núi Cooc – đi – e.

    Câu 11: – Tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất ít. Nhưng tạo ra 1 khối lượng nông sản khổng lồ.

      – Áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật và máy móc 

      – Sản xuất với quy mô lớn. Nhằm mục đích xuất khẩu

    Câu 12: *Khái quát tự nhiên

     – Trung Mĩ:

       + Vị trí: Nằm trong môi trường nhiệt đới ẩm, có gió Tín Phong, Đông Nam hoạt động.

       + Địa hình: 

         +) Eo đất Trung Mĩ: Là nơi tận cùng của hệ thống núi Cooc – đi – e 

         +) Quần đảo Ăng – ti (Lớn – nhỏ): Đảo Cuba

       + Khí hậu và thực vật: Phân hóa từ Đông sang Tây

     – Nam Mĩ:

      + Phía Tây: Dãy núi An – đét: Cao, đồ sộ nhất châu Mĩ -> Bức tường thành khổng lồ

      + Ở giữa: gồm nhiều đồng bằng nối tiếp Ôri – nô – cô, Amazonas, Pam – pa, La – pla -ta.

      + Ở phía Đông: Là sơn nguyên Brazin, Guy – a – na. Đất phèn rất tốt: Cây công nghiệp nổi tiếng.

    Câu 13:  2 hình thức sỡ hữu nông nghiệp phổ biến ở Trung và Nam Mĩ là đại điền trang và tiểu điền trang. Đại điền trang thuộc sỡ hữu các đại điền chủ, họ chỉ chiếm chưa tơi 5% dân số nhưng sỡ hữu trên 60% diện tích đất đau canh tác và chăn nuôi. Tiểu điền trang thuộc sỡ hữu của các hộ nông dân, có diện tích dưới 5 ha, phân lớn trồng các cây lườn thực để tự túc.

     => Hình thức sỡ hữu: có sự bất bình đẳng

      – Nghành trồng trọt: Mang tính độc canh -> Mục đích dản xuất

      – Chăn nuôi: Bò có lợi thế phát triển

      – Đánh bắt cá biển: Pê – ru có sản lượng cá vào bậc nhất thế giới.

      – Công nghiệp: Các nước có trình độ phát triển ko đều

    Bình luận

Viết một bình luận