câu 10; viết cú pháp 2 lệnh tạm dừng chương trình trong pascal? cho vd câu 11: 1 lệnh writeln ( ‘So Tien nhan lai duoc la:’ tienlai : 12:3 ); có ý ngh

câu 10; viết cú pháp 2 lệnh tạm dừng chương trình trong pascal? cho vd
câu 11: 1 lệnh writeln ( ‘So Tien nhan lai duoc la:’ tienlai : 12:3 ); có ý nghĩa gì?
câu 12: phân biệt biến và hằng trong chương trình pascal? viết cú pháp cho vd cá câu lệnh
+) khai báo biến
+) khai báo hằng
+) nhập giá trị cho biến
+) phép gán giá trị cho biến
giúp mik với các bn ơi

0 bình luận về “câu 10; viết cú pháp 2 lệnh tạm dừng chương trình trong pascal? cho vd câu 11: 1 lệnh writeln ( ‘So Tien nhan lai duoc la:’ tienlai : 12:3 ); có ý ngh”

  1. Câu 10:

    – Cú pháp tạm dừng chương trình: read hoặc readln.

    VD:

    begin

    (phần thân)

    readln (hoặc read)

    end.

    Câu 11:

    – In ra màn hình kết quả của tienlai. Cách dòng chữ “So tien nhan lai duoc la:” 4 kí tự trống và thêm 3 số 0 vào phần thập phân.

    Câu 12:

    – Biến có thể thay đổi trong quá trình khi thực hiện chương trình.

    – Hằng có giá trị luôn luôn không đổi.

    – Cú pháp:

    + Khai báo biến: var <danh sách biến> : <kiểu dữ liệu>;

    VD: var x, y, z: real;

    + Khai báo hằng: const <tên hằng> = <giá trị của hằng>;

    VD: const abc=247;

    + Nhập giá trị cho biến: readln(tenbien); hoặc read(tenbien);

    VD: readln(hoidap); hoặc read(hoidap);

    + Phép gán cho giá trị biến: <tên biến> := <phép tính hoặc giá trị cho biến>;

    VD: a:=(x+y)/2; hoặc h:=12;

    Bình luận
  2. Câu 10:

    – Cú pháp 2 lệnh tạm dừng chương trình là: read hoặc readln
    – Ví dụ:
    <Phần khai báo>
    Begin
    <Phân thân>
    Readln (Hoặc Read)
    End.

    Câu 11:

    – Lệnh writeln(‘So Tien nhan lai duoc la:’ tienlai : 12:3); có ý nghĩa là in ra màn hình kết quả của tienlai, với những từ trong ‘…’ được in lại. Trong đó, :12:3 tức là độ rộng in số là 12, số chữ số thập phân là 3

    Câu 12:

    – Phân biệt biến và hằng:

    + Biến có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình
    + Hằng không thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình

    – Cú pháp và ví dụ:

    + Khai báo biến: Var <các tên biến>:<kiểu dữ liệu>;
    Ví dụ: Var a, b, s: real;
    + Khai báo hằng: Const <tên hằng>=<giá trị>;
    Ví dụ: Const pi=3.14;
    + Nhập giá trị cho biến: read(<tên biến>); hoặc readln(<tên biến>);
    Ví dụ: Readln(a); hoặc read(a);
    + Phép gán giá trị cho biến: <Tên biến>:=<giá trị>;
    Ví dụ: a:=2; k:=1/2;

    Bình luận

Viết một bình luận