Câu 2 Nêu những nguyên nhân dẫn đến những vụ tai nạn giao thông ? Nguyên nhân nào là nguyên nhân chính. Liên hệ bản thân ( nghĩa là mình là học sinh

Câu 2 Nêu những nguyên nhân dẫn đến những vụ tai nạn giao thông ? Nguyên nhân nào là nguyên nhân chính. Liên hệ bản thân ( nghĩa là mình là học sinh mình phải như thế nào )
Câu 3 Trình bày một số quy định về đi đường
* Dựa vào giáo dục công dân lớp 6
* Trong 2 tiếng
* phải làm đầy đủ không thiếu để mình còn thi

0 bình luận về “Câu 2 Nêu những nguyên nhân dẫn đến những vụ tai nạn giao thông ? Nguyên nhân nào là nguyên nhân chính. Liên hệ bản thân ( nghĩa là mình là học sinh”

  1. Câu 2

    – Vượt đèn đỏ

    – Chạy nhanh, vượt ẩu

    – Uống các chất kích thích khi lái xe

    Nguyên nhân chính: Tùy theo ý thức của mọi người trong việc chấp hành hệ thống giao thông.

    Mình là học sinh cần phải làm đúng theo quy định của pháp luật để tránh tai họa vào bản thân

    Câu 3

    Những người đi bộ:

    – Đi vào lề, nếu không có lề thì đi mép sát đường

    – Đi đúng làn quy đường quy đinh

    – Khi qua đường cần tuân theo quy định của pháp luật

    Những người điểu khiển xe không nên

    – Đi lạng lách, đánhh võng

    – Kéo, đẩy xe khác

    – Buông thả hai tay

    – Mang vác vật cồng kềnh

    – Dưới 12 tuổi không được chạy xe đạp người lớn

    – Dưới 16 tuổi không được chạy xe gắn máy

    @Mon lì

    CHO MIK XIN CTLHN Ạ

    Bình luận
  2. – Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông nhiều:

    + Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đi lại của nhân dân.

    + Phương tiện cơ giới và thô sơ trong mấy năm gần đây tăng nhanh và tập trung ở các thành phố lớn.

    + Thiết bị cầu đường xuống cấp, giao cắt mặt bằng với nhiều đường bộ, đường đô thị, dễ gây tai nạn.

    + Quản lý của Nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế.

    + Do ý thức của con người: coi thường pháp luật hoặc không hiểu biết về trật tự an toàn giao thông (đua xe trái phép, phóng nhanh, vượt ẩu, đi hàng ba, hàng tư, đi không đúng làn đường và chiều đường quy định, bám nhảy tàu xe…).

    + Sử dụng rượu, bia, chất kích thích,… khi tham gia giao thông.

    -Nguyên nhân phổ biến nhất là do ý thức của con người: coi thường pháp luật hoặc không hiểu biết về trật tự an toàn giao thông (đua xe trái phép, phóng nhanh, vượt ẩu, đi hàng ba, hàng tư, đi không đúng làn đường và chiều đường quy định, bám nhảy tàu xe…)

    – Học sinh cần phải:

    – Phải học tập, tìm hiểu về trật tự an toàn giao thông.

    – Tự giác tuân theo quy định của pháp luật về đi đường.

    – Chống, coi thường hoặc cố tình vi phạm pháp luật về đi đường.

    Câu 3:

    1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

    2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

    3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

    4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

    5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

    Nếu vi phạm, người đi bộ sẽ bị phạt theo quy định tại Điều 9, Nghị định 171/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: 

    1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Không đi đúng phần đường quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này;
    b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
    c) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.

    2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
    b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
    c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
    3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

    * Mk đã làm đầy đủ hết mức có thể, chúc bn hok tốt*

    Bình luận

Viết một bình luận