Câu 2: Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân thi hành pháp luật? A. Công ty X thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định pháp luật

By Daisy

Câu 2: Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân thi hành pháp luật?
A. Công ty X thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định pháp luật
B. Người kinh doanh trốn thuế
C. Anh A chị B đến UBND xã đăng ký kết hôn
D. Các bên tranh chấp phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo qui định của PL.
Câu 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật là:
A. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
B. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
C. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
D. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
Câu 4: Pháp luật là:
A. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện .
B. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
C. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.
D. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
Câu 5: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của:
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp công nhân và đa số nhân dân lao động.
C. Tất cả mọi người trong xã hội.
D. Giai cấp nông dân.

Câu 6: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là:
A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 7: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là:
A. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Pháp luật có tính bắt buộc chung.
C. Pháp luật có tính quyền lực. D. Pháp luật có tính quy phạm.
Câu 8: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ở điều 34 khẳng định chung “ cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con”. Điều này phù hợp với:
A. Chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người.
B. Hiến pháp.
C. Quy tắc xử sự trong đời sống xã hội.
D. Nguyện vọng của mọi công dân.
Câu 9: Vi phạm hình sự ở mức độ tội phạm nghiêm trọng, khung hình cao nhất là:
A. 3 năm B. 7 năm C. 8 năm D. 5 năm
Câu 10: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:
A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.




Viết một bình luận