Câu 22/ Người ta đo được tần số dao động của một số vật dao động. Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất? A. Vật dao động phát ra âm thanh có tầ

Câu 22/ Người ta đo được tần số dao động của một số vật dao động. Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất?
A. Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 100Hz.
B. Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 200Hz.
C. Trong một phút vật dao động được 1000 dao động.
D. Trong một giây vật dao động được 80 dao động.
Câu 23/ Có một viên đạn bay trong không khí. Hãy chọn kết luận đúng nhất trong các kết luận sau?
A. Khối lượng của viên đạn càng lớn thì âm phát ra càng cao.
B. Viên đạn bay càng nhanh thì âm phát ra càng cao.
C. Viên đạn bay càng nhanh thì âm phát ra càng thấp.
D. Vận tốc viên đạn không ảnh hưởng đến độ cao thấp của âm.
Câu 24/ Hãy chọn câu trả lời đúng nhất khi quan sát dao động một dây đàn/
A. Dây đàn càng to, âm phát ra càng cao.
B. Dây đàn càng dài, âm phát ra càng cao.
C. Biên độ dao động của dây đàn càng lớn thì âm phát ra càng to.
D. Dây đàn càng căng, âm phát ra càng to.
Câu 25/ Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Tần số dao động.
B. Nhiệt độ của môi trường truyền âm.
C. Biên độ dao động.
D. Kích thước của vật dao động.
Câu 26/ Khi đã làm một số thí nghiệm về sự truyền âm trong các môi trường, một bạn đưa ra các kết luận sau. Hãy chọn kết luận đúng nhất?
A. Am thanh có thể truyền từ chất lỏng sang chất khí.
B. Am thanh càng to thì truyền đi càng xa.
C. Cơ thể người cũng có thể truyền được âm thanh.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 27/ Ghi nhận nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng sấm sét trong tự nhiên?
A. Nghe được tiếng nổ sau khi nhìn thấy tia chớp.
B. Nghe được tiếng nổ và nhìn thấy tia chớp gần như cùng lúc.
C. Nhìn thấy tia chớp trước khi nghe được tiếng nổ.
D. Nghe được tiếng nổ sau vì vận tốc truyền âm nhỏ hơn vận tốc truyền ánh sáng trong không khí.
Câu 28/ Sau khi nhìn thấy tia chớp trước khi nghe được âm thanh là 2 giây. Một HS đã tính khoảng cách từ chỗ đứng tới chỗ xảy ra hiên tượng trên, trong các kết quả trên kết quả nào là đúng?
A. 170m. B. 340m.
C. 680m. D. 1500m.
Câu 29/ Nhận xét nào sau đây là không chính xác khi nói về âm phản xạ và tiếng vang?
A. Phòng càng lớn thì càng dễ nghe tiếng vang.
B. Khoảng cách từ nguồn phát âm đến nguồn phản xạ phải lớn hơn (340:15)m mới nghe được tiếng vang.
C. Tai ta nghe được âm thanh to hơn khi cùng một lúc nghe được nhiều âm phản xạ.
D. Nhận được âm phản xạ tức là nghe được tiếng vang.
Câu 30/ Hãy xác định câu sai trong các câu sau?
A. Những vật có bề mặt mềm, gồ ghề hấp thụ âm tốt.
B. Những vật có bề mặt nhẵn, cứng phản xạ âm âm tốt.
C. Bức tường càng lớn, phản xạ âm càng tốt.
D. Mặt tường sần sùi , mềm, gồ ghề hấp thụ âm tốt.
Câu 31/ Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có ô nhiễm tiếng ồn?
A. Tiếng nô đùa của HS trong giờ ra chơi.
B. Tiếng còi ôtô nghe thấy khi đi trên đường.
C. Am thanh phát ra từ loa ở buổi hoà nhạc, ca nhạc.
D. Tiếng máy cày cày ruộng ở gần lớp học.
Câu 32/ Cách xử lí nào sau đây là tốt nhất khi người làm việc trong điều kiện có ô nhiễm tiếng ồn?
A. Bịt lỗ tai để giảm tiếng ồn. B. Tránh xa vị trí gây tiếng ồn.
C. Gắn hệ thống giảm âm vào ống xả. D. Thay động cơ của máy nổ.
Câu 33/ Hãy chọn câu trả lời không đúng trong các câu sau?
A. Cây xanh vừa hấp thụ, vừa phản xạ âm thanh.
B. Hơi nước trong không khí không hấp thụ âm thanh.
C. Sử dụng động cơ chạy bằng điện ít gây ô nhiễm tiếng ồn.
D. Đường cao tốc phải được xây dựng xa trường học, bệnh viện và khu dân cư.
Câu 34/ Nhận xét nào sau đây là đúng khi cọ xát nhiều vật?
A. Có khả năng đẩy các vật khác.
B. Thước nhựa sau khi cọ xát có tính chất đẩy các vật khác.
C. Sau khi được cọ xát, nhiều vật có khả năng hút vât khác.
D. Thanh thuỷ tinh sau khi cọ xát không có khả năng hút hoặc đẩy các vật khác.
Câu 35/ Trong một số ngành sản xuất, nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo và ròng rọc. Trong các câu giải thích sau câu nào đúng?
A. Ròng rọc và dây kéo bị nhiễm điện do cọ xát.
B. Ròng rọc và dây kéo bị nóng lên do cọ xát.
C. Nhiệt độ trong phòng khi ấy tăng lên.
D. Do cọ xát mạnh.
Câu 36/ Hai thanh nhựa nhiễm điện cùng loại đưa lại gần nhau, chúng tương tác với nhau như thế nào?
A. Hút nhau. B. Đẩy nhau.
C. Không hút, không đẩy. D. Vừa hút, vừa đẩy.
Câu 37/ Hiện tượng hút lẫn nhau của thanh thuỷ tinh và thanh nhựa bị nhiễm điện chứng tỏ điều gì?
A. Chúng đều bị nhiễm điện. B. Chúng nhiễm điện cùng loại.
C. Chúng nhiễm điện khác loại. D. Chúng không nhiễm điện.
Câu 38/ Cọ xát thanh thuỷ tinh bằng miếng lụa rồi đưa miếng lụa lại gần thanh thuỷ tinh thì chúng hút nhau. Vậy miếng lụa nhiễm điện gì?
A. Dương. B. Âm vì thuỷ tinh nhiễm điện dương.
C. Vừa nhiễm điện dương, vừa điện âm. D. Không nhiễm điện.
Câu 39/ Hãy nối từ ở cột A với cột B để thành câu có nghĩa
Cột A Cột B
1. Bóng tối
2. Bóng nửa tối
3. Nhật thực
4. Nguyệt thực a. nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
b. không nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
c. xảy ra khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời.
d. xảy ra khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời.

0 bình luận về “Câu 22/ Người ta đo được tần số dao động của một số vật dao động. Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất? A. Vật dao động phát ra âm thanh có tầ”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     22.C

    23.B

    24.C

    25.C

    26.B

    27.B

    28.C

    29.C

    30.C

    31.D

    32.A

    33.B

    34.C

    35.B

    36.B

    37.C

    38.B

    39.

      1-b

     2-a

     3-d

    4-c

    Bình luận
  2. Đáp án:

     C22:D,C23:C,C24:C,C25:C,C26:D,C27:D,C29:A,C30:D,C31:C,C32:A,C33:D,C34:C,C35:B,C36:B,C37:C,C38:B.

    (có 2 câu ko làm được bạn thông cảm)

    Giải thích các bước giải:

     

    Bình luận

Viết một bình luận