Câu 3 : một viên đạn có khối lượng m = 10 g đang bay với vận tốc V1 = 1000 m/s thì gặp bức tường . Sau khi xuyên qua bức tường thì vận tốc của viên đạ

Câu 3 : một viên đạn có khối lượng m = 10 g đang bay với vận tốc V1 = 1000 m/s thì gặp bức tường . Sau khi xuyên qua bức tường thì vận tốc của viên đạn còn lại là V2 = 400 m/s . Tính độ biến thiên động lượng và lực cản trung bình của bức tường lên viên đạn . Biết thời gian xuyên thủng tường là 0,01 s .
( Vẽ hình nếu có )

0 bình luận về “Câu 3 : một viên đạn có khối lượng m = 10 g đang bay với vận tốc V1 = 1000 m/s thì gặp bức tường . Sau khi xuyên qua bức tường thì vận tốc của viên đạ”

  1. Đáp án:

    $∆p=-6 \ kg.m/s, F_c=600N$

    Giải:

    `m=10g=0,01kg`

    Chọn chiều dương là chiều chuyển động ban đầu của viên đạn

    Động lượng ban đầu của viên đạn:

    $p_0=mv_0=0,01.1000=10 \ (kg.m/s)$

    Động lượng của viên đạn sau khi xuyên tường:

    $p=mv=0,01.400=4 \ (kg.m/s)$

    Độ biến thiên động lượng của viên đạn:

    $∆p=p-p_0=4-10=-6 \ (kg.m/s)$

    Lực cản trung bình của tường lên viên đạn:

    `-F_c∆t=∆p`

    ⇒ `F_c=\frac{∆p}{-∆t}=\frac{-6}{-0,01}=600 \ (N)`

    Bình luận
  2. Đáp án:

     6kg.m/s; 600N

    Giải thích các bước giải:

    Chọn chiều + là chiều chuyển động của đạn

    Độ  biến thiên động lượng

    $\begin{array}{l}
    \Delta p = m.\left( {{v_2} – {v_1}} \right) = 0,01.\left( {400 – 1000} \right) =  – 6\left( {kg.m/s} \right)\\
    \Delta p = Ft\\
     \Rightarrow  – 6 = F.0,01\\
     \Rightarrow F =  – 600N
    \end{array}$

    Dấu – thể hiện các đại lượng ngược chiều chuyển động của viên đạn

    Bình luận

Viết một bình luận