Câu 6. Nêu đặc điểm địa hình khu vực Đông Nam Á? Câu 7. Kể tên các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á? Câu 8. Nêu những điều kiện thuận lợi giúp nền kinh t

Câu 6. Nêu đặc điểm địa hình khu vực Đông Nam Á?
Câu 7. Kể tên các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á?
Câu 8. Nêu những điều kiện thuận lợi giúp nền kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh?
Câu 9. Cho biết thời gian các nước tham gia vào tổ chức ASEAN?
Câu 10.Khu vực Đông Nam Á có các ngành công nghiệp chủ yếu nào? Phân bố ở đâu?

0 bình luận về “Câu 6. Nêu đặc điểm địa hình khu vực Đông Nam Á? Câu 7. Kể tên các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á? Câu 8. Nêu những điều kiện thuận lợi giúp nền kinh t”

  1. Câu 6 Đặc điểm địa hình khu vực Đông Nam Á : 

    * Đất liền : 

     + phía Bắc là dãy núi himalaya hùng vĩ . Các dãy núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy theo hướng Bắc- Nam và Tây Bắc- Đông Nam

      + Địa hình bị cắt xẻ mạnh.  Đồng bằng phù sa tập trung ven biển và hạ lưu sông.
    * Hải đảo : 

      + Nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất nên thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.
    Câu 7 

    * Các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á

       +Khu vực Đông Nam Á tổng cộng có 11 nước, đó là: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines và Đông Timor.

    Câu 8 

    * Những điều kiện thuận lợi giúp nền kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh

      + Điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên dồi dào 

      + Nằm trên đường giao thông quan trọng nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương

      + Nhiều khu vực giáp biển, tạo thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng và trao đổi sản phẩm, buôn bán theo đường biển.

      + Chịu ảnh hưởng của gió mùa, thích hợp sự phát triển của cây lúa nước.

    Câu 9 

    * Thời gian các nước tham gia vào tổ chức ASEAN

      + 1967: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Phi-líp-pin.
      + 1984: Bru-nây.
      + 1995: Việt Nam.
      + 1997: Mi-an-ma, Lào.
      + 1999: Cam-pu-chia.

    Câu 10 

    * Khu vực Đông Nam Á có các ngành công nghiệp chủ yếu  sau: 

      +  Các ngành công nghiệp chủ yếu: luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, lọc dầu, thực phẩm.

    * Phân bố ở
      +  Phân bố chủ yếu: ở các vùng ven biển hoặc các đồng bằng châu thổ.

    Bình luận

Viết một bình luận