Câu 71: Điều nào sau đây là sai khi nói về sự nhiễm từ của sắt và thép?
A. Lõi sắt, lõi thép khi đặt trong từ trường thì chúng đều bị nhiễm từ.
B. Trong cùng điều kiện như nhau , sắt nhiễm từ mạnh hơn thép.
C. Trong cùng điều kiện như nhau, sắt nhiễm từ yếu hơn thép.
D. Sắt bị khử từ nhanh hơn thép.
Câu 72: Hãy chọn câu phát biểu sai trong các câu sau:
A. Đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó
B. Qui tắc bàn tay trái dùng để xác định chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường.
C. Khung dây có dòng điện sẽ quay trong từ trường khi mặt phẳng khung đặt vuông góc với các đường sức từ
D. Khung dây có dòng điện sẽ quay trong từ trường khi mặt phẳng khung đặt không vuông góc với các đường sức từ.
Câu 73: Điều nào sau đây là đúng khi nói về các cực từ của ống dây có dòng điện chạy qua?
A. Đầu có dòng điện đi ra là cực Nam, đầu còn lại là cực Bắc.
B. Đầu có dòng điện đi vào là cực Nam, đầu còn lại là cực Bắc.
C. Đầu có đường sức từ đi ra là cực Bắc, đầu còn lại là cực Nam.
D. Đầu có đường sức từ đi vào là cực Bắc, đầu còn lại là cực Nam.
Câu 74: Lõi sắt trong nam châm điện thường làm bằng chất :
A. Nhôm. B. Thép. C. Sắt non. D. Đồng.
Câu 75: Qui tắc bàn tay trái dùng để xác định:
A. Chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường.
B. Chiều dòng điện chạy trong ống dây.
C. Chiều đường sức từ của thanh nam châm.
D. Chiều đường sức từ của dòng điện trong dây dẫn thẳng.
Câu 76: Muốn nam châm điện có từ trường mạnh ta phải:
A. Tăng cường độ dòng điện qua ống dây đến mức cho phép.
B. Tăng số vòng của ống dây.
C. Tăng thời gian dòng điện chạy qua ống dây.
D. Kết hợp cả 3 cách trên.
Câu 77: Khi nói về tác dụng của lực từ lên khung dây dẫn có dòng điện. Lực từ sẽ làm cho khung dây quay khi:
A. Mặt phẳng khung đặt vuông góc với các đường sức từ.
B. Mặt phẳng khung đặt không song song với các đường sức từ.
C. Mặt phẳng khung đặt không vuông góc với các đường sức từ.
D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 78: Có thể dùng qui tắc nắm tay phải để xác định chiều:
A. Đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện.
B. Hai cực của ống dây khi biết chiều dòng điện.
C. Dòng điện trong ống dây khi biết chiều đường sức từ.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 79: Vì sao khi chế tạo động cơ điện có công suất lớn, ta phải dùng nam châm điện để tạo ra từ trường?
A. Vì nam châm điện rất dễ chế tạo.
B. Vì nam châm điện tạo ra được từ trường mạnh.
C. Vì nam châm điện gọn nhẹ.
D. Một câu trả lời khác.
Câu 80: Treo một kim nam châm thử gần ống dây có dòng điện chạy qua ( hình dưới ). Quan sát hiện tượng và chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
A. Bên trái ống dây là cực từ Bắc, bên phải ống dây là cực từ Nam.
B. Đường sức từ trong lòng ống dây có chiều đi từ phải sang trái.
C. Chốt B là cực dương, chốt A là cực âm.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 81: Ống dây MN có lõi sắt, có dòng điện chạy qua ( hình dưới ).Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chiều dòng điện đi từ B qua ống dây , đến K về A .
B. Đầu M là cực từ Nam, đầu N là cực từ Bắc.
C. Đầu M là cực từ Bắc, đầu N là cực từ Nam.
D. Cả 3 phát biểu trên đều sai.
Câu 82: Áp dụng qui tắc bàn tay trái để xác định lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua (hình dưới) có chiều:
A. Từ phải sang trái. B. Từ trái sang phải.
C. Từ trên xuống dưới. D. Từ dưới lên trên.
Câu 83: Áp dụng qui tắc bàn tay trái để xác định chiều dòng điện trong dây dẫn ( hình dưới ) có chiều:
A. Từ phải sang trái. B. Từ trái sang phải. C. Từ trước ra sau. D. Từ sau đến trước
Câu 84: Treo một kim nam châm thử gần ống dây ( hình bên ). Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi ta đóng khoá K?
A. Kim nam châm bị ống dây hút.
B. Kim nam châm bị ống dây đẩy.
C. Kim nam châm vẫn đứng yên.
D. Kim nam châm lúc đầu bị ống dây đẩy ra, sau đó quay 180o , cuối cùng bị ống dây hút.
Câu 85: Hình bên mô tả khung dây dẫn có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường, trong đó khung quay đang có vị trí mà mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ. Ở vị trí này của khung dây, ý kiến nào dưới đây là đúng?
A. Khung không chịu tác dụng của lực điện từ.
B. Khung chịu tác dụng của lực điện từ nhưng nó không quay.
C. Khung tiếp tục quay do tác dụng của lực điện từ lên khung.
D. Khung quay tiếp một chút nữa nhưng không phải do tác dụng của lực điện từ mà do quán tính.
Câu 86: Một ống dây có dòng điện chạy qua được đặt gần một kim nam châm ( hình bên ). Người ta thấy kim nam châm đứng yên. Nếu đặt vào trong lòng ống dây một lõi sắt non thì:
A. Kim nam châm vẫn đứng yên.
B. Kim nam châm quay theo chiều kim đồng hồ rồi
dừng lại khi trục của nó nằm dọc theo trục của ống dây.
C. Kim nam châm quay ngược chiều kim đồng hồ rồi dừng lại khi trục của nó nằm dọc theo trục của ống dây.
D. Kim nam châm quay theo chiều kim đồng hồ nhưng không dừng lại khi trục của nó nằm dọc theo trục của ống dây.
71.B
72.A
73.C
74.D
75.B
76.A
77.C
78.D
79.B
80.C
81.D
82.C
83.A
84.B
85.C