Câu 8: Khi cọ xát một chiếc đũa thuỷ tinh vào tấm lụa, đũa thuỷ tinh nóng lên đồng thời nhiễm điện.
Như vậy nói
“do cọ xát đũa thuỷ tinh nóng lên nên bị nhiễm điện”. Nói như vậy có đúng không ? Tại sao?
Câu 9: Tại sao cánh quạt điện tạo ra gió mà vẫn bị bụi bám?
Câu 10: Vào những ngày hanh khô không nên lau cửa kính hoặc màn hình Tivi băng khăn bông khô? Tại sao?
Câu 11: Treo hai quả cầu Bấc bằng các sợi tơ. Trong đó có một quả câu nhiễm điện một không nhiễm điện. Hỏi khi
đưa chúng lại gần nhau thì có hiện tượng gì xảy ra?
Câu 12: Một cuốn sách cũ, lâu năm giấy bị âm rất khó lật các trang sách. Đế tách rời các trang sách mà không làm
rách giấy ta làm thế nào?
Câu 13: Trong các phân xưởng dệt may người ta thường treo các tâm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như
vậy có tác dụng gì? tại sao?
mọi người giúp mình nha
Câu 8: Nói rằng “do cọ xát đũa thuỷ tinh nóng lên nên bị nhiễm điện” là không đúng. Bởi sự nóng lên và sự nhiễm điện là hai hiện tượng không liên quan gì với nhau. Sự nhiễm điện của đũa thuỷ tinh do quá trình trao và nhận electron giữa lụa và đũa thuỷ tinh.
Câu 9: Vì khi cánh quạt quay đã cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện và hút các vật nhỏ như bụi,….
Câu 10: Bởi vì khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô thì khăn bông sẽ ma sát với nó, do đó gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi sẽ bị nhiễm điện và hút các bụi vải ở khăn bông.
Câu 11: Khi hai quả cầu bấc treo gần nhau chúng hút nhau, khi đó các dây treo lệch khỏi vị trí cân bằng
Câu 12: Để tách rời các trang sách ra thì chúng ta cần làm cho chúng nhiễm điện cùng loại. Khi đó các trang sách sẽ đẩy nhau và tách rời nhau ra
Câu 13: Trong các phân xưởng dệt may thường có nhiều bụi bông bay lơ lửng gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng sức khoẻ công nhân. Những tấm kim loại nhiễm điện hút các bụi bông thực hiện nhiệm vụ “ thu gom” và làm sạch không khí trong phân xưởng.
Câu 8: Sự nóng lên và sự nhiễm điện là hai hiện tượng không liên quan gì với nhau. Sự nhiễm điện của đũa thuỷ tinh do quá trình trao và nhận electron giữa lụa và đũa thuỷ tinh.
Câu 9: Vì khi cánh quạt hoạt động thì cánh quạt sẽ ma sát với không khí nên cánh quạt bị nhiễm điện, mà vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.
Câu 10: Vì khi lau cửa kính hoặc màn hình tivi vào những ngày hanh khô bằng khăn khô ta sẽ vô tình làm cho các bề mặt này nhiễm điện và sự nhiễm này có thể hút bụi nhiều hơn.
Câu 11: Khi hai quả cầu bấc treo gần nhau chúng hút nhau, khi đó các dây treo lệch khỏi vị trí cân bằng.
Câu 12: Để tách các trang sách môt cách dễ dàng người ta cho cuốn sách nhiễm điện. Khi đó các trang sách đẩy nhau xoè ra sau đó ta sấy khô sách ta sẽ mở nó dễ dàng.
Câu 13: Trong các phân xưởng dệt may thường có nhiều bụi bông bay lơ lửng gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng sức khoẻ công nhân. Những tấm kim loại nhiễm điện hút các bụi bông thực hiện nhiệm vụ “ thu gom” và làm sạch không khí trong phân xưởng.