Câu 9: Cường độ dòng điện cho biết điều gì? Kí hiệu? Đơn vị đo, dụng cụ đo? Cách mắc dụng cụ đo? Câu 10: Hiệu điện thế được tạo ra ở thiết bị nào? Kí

Câu 9: Cường độ dòng điện cho biết điều gì? Kí hiệu? Đơn vị đo, dụng cụ đo? Cách mắc dụng cụ đo?
Câu 10: Hiệu điện thế được tạo ra ở thiết bị nào? Kí hiệu? Đơn vị, dụng cụ đo? cách mắc dụng cụ đo? Số Vôn ghi trên mỗi nguồn điện có ý nghĩa gì?
Câu 11: Phải có điều kiện gì về hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện để có dòng điện chạy qua dụng cụ điện đó? Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dung điện có ý nghĩa gì?
Câu 12: Đặc điểm của cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp?

0 bình luận về “Câu 9: Cường độ dòng điện cho biết điều gì? Kí hiệu? Đơn vị đo, dụng cụ đo? Cách mắc dụng cụ đo? Câu 10: Hiệu điện thế được tạo ra ở thiết bị nào? Kí”

  1. Giải thích các bước giải:

     Câu 9:

     – Cường độ dòng điện là: đại lượng đặc trưng mức độ mạnh, yếu của dòng điện. Kí hiệu cường độ dòng điện là: I.

    Đơn vị đo cường độ dòng điện: Ampe hoặc miliampe. Kí hiệu là: A hay mA.

    Dụng cụ đo: Ampe kế. 

    Cách mắc (mắc nối tiếp với dụng cụ điện): Ở mạch điện cần đo cường độ dòng điện, chốt (+) của ampe kế được nối với cực (+) của nguồn qua khóa K, chốt (-) của ampe kế nối với một đầu của dụng cụ điện. Đầu kia của của dụng cụ điện được nối với cực âm của nguồn. 

    Câu 10: 

    Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.

    Kí hiệu: U

    Đơn vị đo hiệu điện thế: Vôn. Kí hiệu là: V

    Cách mắc (mắc song song với dụng cụ điện): Ở mạch điện cần đo hiệu điện thế, chốt (+) của vôn kế được nối với cực (+) của nguồn qua khóa K, chốt  (-) của vôn kế nối với cực (-) của nguồn.

    Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện có ý nghĩa: là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch điện.

    Câu 11:

    Phải có những điều kiện sau đây về hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện để có dòng điện chạy qua dụng cụ điện đó là:

       + Trong mạch kín, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy bóng đèn đó.

       + Khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng không thì không có dòng điện đi qua bóng đèn.

       + Khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn.

    Số Vôn ghi trên mỗi dụng cụ dung điện có ý nghĩa là: cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đo đó hoạt động bình thường.

    Câu 12:

    Đặc điểm: khi mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện của các điện trở bằng nhau và hiệu điện thế bằng tổng hiệu điện thế của các điện trở

        + Cường độ dòng điện:  I = I₁= I₂ = … = In
        + Hiệu điện thế: U = U + U₂ + … + Un

    Bình luận
  2. `9`

    – Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng mức độ mạnh, yếu của dòng điện. Kí hiệu cường độ dòng điện là: I.

    – Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe hoặc miliampe. Kí hiệu là: A hay mA.

    – Dụng cụ đo là Ampe kế. 

    Cách mắc vôn kế (mắc song song với dụng cụ điện): Ở mạch điện cần đo hiệu điện thế, chốt (+) của vôn kế được nối với cực (+) của nguồn qua khóa K, chốt  (-) của vôn kế nối với cực (-) của nguồn.

     `10`

    – Hiệu điện thế được tạo ra nhờ sự chênh lệch điện thế giữa hai điểm. 

    – Kí hiệu của hiện điện thế là U

    – Đơn vị của hiệu điện thế là V 

    – Để đo hiệu điện thế ta dùng Vôn kế mắc song song với đoạn mạch cần đo.

    Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch. – Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện là giá trị hiệu điện thế định mức.

    `11`

    – Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V.

    – Vôn kế là dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế,…

    – Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch.

    – Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện là giá trị hiệu điện thế định mức.

    `12`

    – Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp:

    + Cường độ dòng điện: `I=` $I_{1}$ =$I_{2}$=…=$I_{n}$

    + Hiệu điện thế: `U=` $U_{1}$ =$U_{2}$=…=$U_{n}$`

    XIN HAY NHẤT Ạ 

    Bình luận

Viết một bình luận