Câu 9: Vì sao đổ nước nóng vào cốc thủy tinh dày dễ vỡ hơn vào cốc thủy tinh mỏng? Câu 10: Vì sao đáy nồi nhôm nấu nướng lâu ngày bị võng xuống? Câu

Câu 9: Vì sao đổ nước nóng vào cốc thủy tinh dày dễ vỡ hơn vào cốc thủy tinh mỏng?
Câu 10: Vì sao đáy nồi nhôm nấu nướng lâu ngày bị võng xuống?
Câu 11: Vì sao cửa gỗ khó đóng sát vào mùa mưa?
Câu 12: Vì sao không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh?
Câu 13: Khi mở một lọ thủy tinh có nút thủy tinh bị kẹt, ta phải dùng cách nào?
Câu 14: Tại sao chỗ tiếp nối của 2 thanh ray đường sắt lại có một khe hở?
Câu 15: Vì sao quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng thì phồng lên?

0 bình luận về “Câu 9: Vì sao đổ nước nóng vào cốc thủy tinh dày dễ vỡ hơn vào cốc thủy tinh mỏng? Câu 10: Vì sao đáy nồi nhôm nấu nướng lâu ngày bị võng xuống? Câu”

  1. Ex 9.

    – Khi đổ nước sôi vào cốc, lớp trong của cốc bị nóng trước, lập tức giãn nở ra, nhưng lớp ngoài thì vẫn lạnh, chưa kịp phản ứng. Thuỷ tinh ở bên trong ra sức ép lớp bên ngoài. Với cốc thuỷ tinh mỏng, vì lớp trong và bên ngoài bị nóng lên gần như nhau, nên cũng đồng thời trương nở ra, do đó không bị vỡ.

    Ex 10.

    – Đặc tính co khi lạnh, nở khi nóng và dưới tác động của trọng lực trái đất cộng sức nặng của thức ăn ở trong nồi nhôm nên lâu ngày bị võng xuống.

    Ex 11.

    – Vào mùa mưa, với các kim loại thông thường khi nhiệt độ tăng thì nở ra nhưng riêng với gỗ khi nhiệt độ tăng thì co vào vo bị mất nước. Do đó khi trời mưa ta mở cửa khó hơn vì gỗ nở ra.

    Ex 12.

    – Tất cả mọi vật đều theo nguyên lí nóng nở ra, lạnh co lại. ( cũng có một số trường hợp ngược lại ) Vì vậy, khi chúng ta thường xuyên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh, răng chúng ta có thể bị nở ra hoặc co lại đột ngột khiến men răng dễ bị rạn nứt dẫn đến hỏng răng ( rạn men răng, vỡ răng, … ) Ngoài ra, khi ăn đồ quá lahj sẽ làm cho lợi bị co lại gây co các mạch máu ở chân răng làm răng bị thiếu máu nuôi, lâu dần sẽ làm cho răng dễ rụng.

    – Thường xuyen ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh còn có hại cho bao tử ( dạ dày ) vì cũng làm cho hệ thống mạch máu trong lòng dạ dày bị co lại đột ngột, ảnh hưởng đến việc hấp thụ thức ăn.

    Ex 13.

    – Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt ta có thể mở nút bằng cách cách hơ nóng cổ lọ. Vì khi hơ nóng, cổ lọ nở ra, làm lỏng nút, khi đó ta mở được.

    Ex 14.

    – Nếu chỗ nối hai thanh ray của đường tàu hỏa không có khe hở thì khi trời nóng, đường ray sẽ bị sự nở vì nhiệt làm cho dài ra và gây một lực rất lớn. Khi đó, đường ray bị ngăn cản sẽ sinh ra lực lớn, khiến cho đường ray bị cong, có thể gây ra tai nạn cho tàu hỏa đi ngang qua.

    Ex 15.

    – Khi nhúng quả bóng bàn bị bẹp ( chưa thủng ) vào nước nóng, do tiếp xúc với nhiệt độ cao của nước, nhiệt độ không khí bên trong quả bóng nóng dần lên. Theo cơ chế “nóng nở ra, lạnh co lại”, không khí trong quả bóng cũng sẽ dãn nở ra và làm cho quả bóng phồng lên.

    Bình luận
  2. Đáp án:

    Câu 9:

    – Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước nóng trước và dãn nở, trong khi đó lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong đẩy ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài cũng nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.

    Câu 10:

    – Do đặc tính vật liệu co lại khi lạnh, nở ra khi nóng và dưới tác động của trọng lực trái đất (lực vuông góc) cộng sức nặng thức ăn ở trong xoong làm nó bị trũng.

    Câu 11:

    – Khi vào mùa mưa, nhiệt độ sẽ hạ xuống, nên cửa gỗ sẽ co lại vì trời lạnh. Vì vậy sẽ khó đóng sát được.

    Câu 12:

    – Do khi ăn quá lạnh hoặc quá nóng, nhiệt độ tăng hoặc giảm đột ngột, dễ làm nứt răng, qua đó vi khuẩn có thể vào trong có thể làm hỏng răng.

    Câu 13:

    – Nút bị kẹt ta có thể mở nút bằng cách cách hơ nóng cổ lọ. Vì khi hơ nóng, cổ lọ nở ra, làm lỏng nút, khi đó ta mở được.

    Câu 14:

    – Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra.

    Câu 15:

    – Khi ta nhúng quả bóng bàn bị bẹp vào nước thì không khí trong quả bóng bàn nóng lên, nở ra, gây ra lực lớn làm quả bóng bàn phồng lại như cũ.

    Giải thích các bước giải:

     

    Bình luận

Viết một bình luận