CÂU HỎI: Câu 1: Các đai khí áp thấp, cao nằm ở những vĩ độ nào? Câu 2: Nhận xét sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất? Câu 3: Tại sao các đai khí áp không liên tục? Câu 4: Tại sao gió Tín Phong và Tây Ôn Đới không thổi theo hướng kinh tuyến mà hơi lệch phải ( nữa cầu Bắc), lệch trái ( nữa cầu Nam)?
Câu 1:
-Các đai áp thấp (T) nẩm ở những vĩ độ 0°, 60°B và 60°N.
– Các đai áp cao (C) nằm ở những vĩ độ 30°B, 30°N, 90°B và 90°N.
Câu 2:
– Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp cao và các đai khí áp thấp xen kẽ nhau từ xích đạo về hai cực
– Các đai khí áp thấp nằm khoảng vĩ độ $0^{o}$ , $60^{o}$ Bắc và Nam
– Các đại khí áp cao nằm khoảng vĩ độ $30^{o}$ Bắc và Nam , cực Bắc và cực Nam
Câu 3:
– Các đai khí áp không liên tục do sự phân bổ xen kẽ giữa lục địa và đại dương. Càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, do đó khí áp giảm.
– Nhiệt độ tăng, không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm.
Câu 4:
– Do sự vận động tự quay của Trái Đất Tín Phong và gió Tây Ôn Đới không thổi thẳng theo hướng kinh tuyến mà hơi lệch về phía tay phải ở nửa cầu Bắc và về phía tay trái ở nửa cầu Nam ( nếu nhìn xuôi theo chiều gió thổi ) theo Lực Coriolis.
CHÚC BẠN HỌC TỐT~
#Mix
`#Bboy`
Câu 1: Các đai khí áp thấp, cao nằm ở những vĩ độ nào?
đai áp cao : 90 độ ; 30 độ
đai áp thấp : 60 độ ; 0 độ
Câu 2: Nhận xét sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất?
`=>` Khí áp được phân bố trên TĐ thành các đai khí áp cao, thấp xen kẽ nhau từ xích đạo về hai cực
Câu 3: Tại sao các đai khí áp không liên tục?
`=>` do sự phấn bố của đai áp xen kẻ nhau giữa các lục địa và các đại dương
Câu 4: Tại sao gió Tín Phong và Tây Ôn Đới không thổi theo hướng kinh tuyến mà hơi lệch phải ?
`=>` do sự vận động tự quay của TĐ nên gió Tín Phong và gió Tây Ôn Đới không thể thổi thẳng mà hơi lệch về phía tay phải ở nửa cầu Bắc và về phía tay trái ở nửa cầu Nam.