Chief Operating Officer là gì? Chief Operating Officer là một trong những chức vụ đứng đầu của một công ty. Tuy nhiên, người đảm nhận vị trí Chief Operating Officer và người nắm giữ chức vụ Chief Execute Officer ai có quyền lực cao hơn? Công việc cụ thể mà một Chief Operating Officer thực hiện mỗi ngày là gì? Cùng mtrend.vn tìm hiểu ngay thông qua nội dung sau.
Chief Operating Officer là gì?
Chief Operating Officer dịch sang tiếng Việt được hiểu là chức vụ Giám đốc điều hành của một công ty hoặc một bộ phận trong công ty. Thông thường, người ta thường gọi tắt Chief Operating Officer là COO. Người nắm giữ chức vị COO của công ty chính là một trong những người có vai trò chủ chốt trong việc giúp công ty vận hành đúng hướng, hiệu quả.
Có thể nói, COO chính là cánh tay đắc lực cho CEO và công ty có thể có hoặc không chức vụ này. Tuy nhiên, ở những tập đoàn lớn, COO là chức vụ không thể thiếu để nhằm giảm tải áp lực cho người nắm giữ vị trí CEO, giúp mục tiêu chung của công việc đạt được hiệu quả tốt nhất có thể.
CEO và COO khác nhau như thế nào?
Mối liên hệ giữa Chief Execute Officer và Chief Operating Officer là gì? Trong công ty, người nắm giữ vai trò Chief Execute Officer sẽ có nhiều quyền lực hơn Chief Operating Officer. Tuy nhiên, vai trò của cả hai mang tính bổ trợ cho nhau chứ không tách biệt. Cụ thể:
Công việc của một Chief Executive Officer
Chief Executive Officer là người đề ra những hướng đi, nắm vai trò lèo lái hoạt động của công ty để đạt được những chiến lược dài hạn. Nói cách khác, Chief Operating Officer là thuyền trưởng, là người quyết định đến sự thành bại của công ty.
Người giữ chức vụ CEO sẽ đưa ra quyết định cuối cùng như quyết định đầu tư tài trợ, quyết định phân chia lợi nhuận, quyết định nguồn vốn. Với những quyết định của mình, CEO sẽ đưa ra những tính toán làm sao để doanh nghiệp đạt được giá trị cao nhất.
Công việc của một Chief Operating Officer
Trong khi đó, Chief Operating Officer chính là “người anh em” người theo sát, hỗ trợ đắc lực trong công việc của CEO. Nói cách khác, tuy Chief Operating Officer nắm vai trò nhỏ hơn Chief Executive Officer, nhưng ở những công ty lớn, nếu không có Chief Operating Officer, CEO sẽ không thể nào quán xuyến tất cả các công việc được hiệu quả.
Nói cách khác, COO sẽ thực hiện công tác quản lý những hoạt động diễn ra hàng ngày trong doanh nghiệp. Ở một số công ty, vị trí COO là người cụ thể hóa những quyết định của CEO sau đó tiến hành đánh giá kết quả và báo cáo đến CEO. Người đảm nhận vị trí CEO sẽ trực tiếp đưa ra quyết định giám sát, tổ chức và vận hành tất cả những hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc xây dựng các chính sách quan trọng của công ty, phương châm quản lý, nội quy công việc,…cũng được thực hiện bởi COO.
Trách nhiệm của COO
Trách nhiệm của Chief Operating Officer là gì? COO có quyền tự lên kế hoạch cho công việc, đưa ra ý kiến, phủ quyết ý kiến của những thành viên khác cũng như được chỉ đạo, sát hạch cấp dưới. Nhưng song song đó, COO cũng là người cần đảm bảo cho những kế hoạch đã vạch ra thực hiện đúng theo thời gian đã định.
Trong đó, kế hoạch ngắn hạn hay dài hạn cần đảm bảo đúng với mục tiêu mà CEO đã đề ra, hoàn thành chỉ tiêu cụ thể trong thời gian cho phép. Khi có những trục trặc xảy ra trong phạm vi kiểm soát, COO cũng chính là người có trách nhiệm cao nhất về tổn thất mà công ty gặp phải.
Kết luận
Nói chung, COO hay Chief Operating Officer là gì? COO là Giám đốc điều hành của công ty, chỉ đứng sau vị trí CEO và có trách nhiệm bổ trợ công việc cho CEO thông qua việc thực thi các chiến lược kinh doanh lâu dài và đảm bảo các kế hoạch được hoàn thành tốt.
THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT CÙNG TRANG MTREND.VN