Cho ctlhn và 5 sao Câu 1 : Địa danh hanh chính và tự nhiên của các điểm cực trên phần đất liền của nước ta ? Câu 2 : Chứng minh khí hậu nước ta mang t

Cho ctlhn và 5 sao
Câu 1 : Địa danh hanh chính và tự nhiên của các điểm cực trên phần đất liền của nước ta ?
Câu 2 : Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa ?
Câu 3 : Kể tên, tỉ lệ % của từng nhóm đất chính ở nước ta là :
* Cần phải sử dụng và cải tạo đất hợp lí

0 bình luận về “Cho ctlhn và 5 sao Câu 1 : Địa danh hanh chính và tự nhiên của các điểm cực trên phần đất liền của nước ta ? Câu 2 : Chứng minh khí hậu nước ta mang t”

  1. câu 1:

    +Điểm cực Bắc: 23°23’B-105°20’ Đ
    Xã Lũng Cú,huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

    +Điểm cực Nam:8°34’B-104°40’Đ
    xã Đất Mũi,huyện Ngọc Hiển,tỉnh Cà Mau

    +Điểm cực Tây:22o22’B-102°10’Đ
    Xã Sín Thầu,huyện Mường Nhé,Tỉnh Điện Biên

    +Điểm cực Đông:12°40’B-109°24’ Đ
    Xã Vạn Thạnh ,Huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà

    câu 2:

    +Tính nhiệt đới: bình quân 1m^2 lãnh thổ nhận được trên một triệu kilô calo/năm. Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ trong một năm. Nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 21°c trên cả nước và tăng dần từ bắc vào nam.

    +Tính ẩm:Độ ẩm không khí rất cao, trên 80%. Lượng mưa lớn: 1500 – 2000mm/năm.

    +Gió mùa:Mùa đông: lạnh, khô với gió mùa Đông Bắc. Mùa hạ: nóng, ẩm với gió mùa Tây Nam

    Câu 3: 

    –  Nhóm đất feralit:  

    + Hình thành tại các miền đồi núi thấp, chiếm 65% diện tích đất tự nhiên.

    + Có đặc tính chua, nghèo mùn, nhiều sét, đất có màu đỏ vàng.

    + Đất feralit hình thành trên  đá ba dan và đá vôi có màu đỏ thẫm hoặc đỏ vàng.  Có độ phì rất cao.

    – Nhóm  đất  mùn núi cao:  

    + Hình thành  dưới  thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao.

     + Chiếm  khoảng  11 %  diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất rừng đầu nguồn.

    – Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển:

    + Chiếm  khoảng  24 %  diện tích đất tự nhiên. Tập trung  ở các đồng bằng, nhiều nhất là  ở đồng bằng sông  Cửu Long  và đồng bằng  sông Hồng.

    + Nhìn chung  đất phì nhiêu, tơi  xốp, ít chua,  giàu  mùn…

    Bình luận

Viết một bình luận