Có 1,5 kg nước ở 20 độ C, cho nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kg.K a) Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi lượng nước này. b) Sau khi lượng nước trên sôi, người ta thả vào lượng nước ấy một miếng nhôm có khối lượng m ở 0 độ C, sau một thời gian thấy nhiệt độ của nước là 90 độ C. Tính m? (Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường)
Đáp án:
`a) \ Q=504000J`
`b) \ m_2=0,8kg`
Giải:
a) Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước:
`Q=m_1c_1(t-t_0)`
`Q=1,5.4200.(100-20)=504000 \ (J)`
b) Nhiệt lượng do nước tỏa ra:
`Q_1=m_1c_1(t_1-t)`
`Q_1=1,5.4200.(100-90)=63000 \ (J)`
Nhiệt lượng do miếng nhôm thu vào:
`Q_2=Q_1=63000J`
Độ tăng nhiệt độ của miếng nhôm:
$∆t=t-t_2=90-0=90 \ (^oC)$
Khối lượng của miếng nhôm:
`Q_2=m_2c_2∆t`
→ `m_2=\frac{Q_2}{c_2.∆t}=\frac{63000}{880.90}=0,8 \ (kg)`
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
a) Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi lượng nước này là :
$Q=m_{1}.c_{1}.Δt_{1}=1,5.4200.(100-20)=504000 (J)$
b)
Phương trình cân bằng nhiệt :
$Q_{tỏa}=Q_{thu}$
$m_{1}.c_{1}.Δt_{1′}=m_{2}.c_{2}.Δt_{2′}$
$1,5.4200.(100-90)=m_{2}.880.(90-0)$
$63000=79200m_{2}$
$m_{2}=0,7954(kg)=795,4(g)$