Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 yêu cầu con người phải như thế nào để đáp ứng trong thời đại mới?

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 yêu cầu con người
phải như thế nào để đáp ứng trong thời đại mới?

0 bình luận về “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 yêu cầu con người phải như thế nào để đáp ứng trong thời đại mới?”

  1. Trong thời kỳ cách mạng công  nghiệp 4.0 hiên nay, máy móc, trí tuệ nhân tạo đang ngày1 phát triển và ngy một thay thế vị trs của con người. Vì vậy để không bị lạc hậu, bỏ lại, con người cần tích cực học tập, tham gia tìm hiểu, phát huy tính sáng tạo,…

    Bình luận
  2. – Trải qua 95 năm hình thành và phát triển, theo ông, thành tựu mà Báo chí cách mạng Việt Nam đạt được là gì?

    – Suốt 95 năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Báo chí đã phản ánh sinh động công cuộc kháng chiến, đổi mới và phát triển đất nước; đồng thời phát hiện, cổ vũ, động viên nhân rộng các điển hình, nhân tố mới, khích lệ phong trào hành động cách mạng sôi nổi trên mọi lĩnh vực. Đồng thời, báo chí góp phần đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tệ nạn xã hội; là cầu nối tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước, nâng cao vai trò, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

    Mặt khác, báo chí còn là diễn đàn tin cậy, thể hiện ý chí, tình cảm, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, tham gia đóng góp ý kiến với Ðảng, Nhà nước để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn.

    – Cùng với sự vận động của đất nước và thế giới, báo chí đã có nhiều đổi thay. Vậy, ông đánh giá thế nào về sự đổi mới của báo chí Việt Nam?

    – Báo chí nước ta ngày càng phát triển, từng bước tiệm cận xu hướng báo chí thế giới, với phương thức truyền thông hiện đại. Chúng ta có thể cảm nhận rất rõ sự đổi mới đó qua nhiều tác phẩm báo chí được thực hiện bằng phương thức thể hiện mới, hiện đại và kỳ công, như: E-magazin, Longform, Megastory… Đặc biệt, Giải Báo chí quốc gia năm nay, nhiều tác phẩm cho thấy sự dấn thân, được đầu tư công phu, cách thể hiện đa dạng và sinh động, có sự kết hợp nhiều loại hình báo chí trong một tác phẩm.

    – Kỷ nguyên công nghệ đặt ra nhiều vấn đề, trong đó nổi lên sự tác động của mạng xã hội đến người làm báo. Ông nhìn nhận vấn đề này thế nào?

    – Mạng xã hội như con dao hai lưỡi, có mặt tốt và mặt hạn chế. Về mặt tích cực, đó là kênh thông tin dồi dào và rất nhanh. Tuy nhiên, khi tiếp cận mạng xã hội, người làm báo cần phân biệt thông tin thật – giả; nếu không kiểm chứng thì rất dễ đưa tin sai, thiếu khách quan. Thực tế, đã có nhà báo bị mạng xã hội dẫn dắt, đưa tin mà không kiểm chứng, gây hệ quả rất nguy hiểm. Người làm báo khi sử dụng mạng xã hội cũng cần hết sức thận trọng, hiểu biết, không vì mục đích cá nhân mà viết báo một đằng, nhưng lên mạng xã hội bày tỏ ý kiến một nẻo, hoặc đưa thông tin thất thiệt, bôi xấu người khác, đi ngược lại lợi ích của đất nước, dân tộc.

    – Làm sao để hạn chế tác động tiêu cực từ mạng xã hội, thưa ông?

    – Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, sau đó có thêm Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam. Mỗi nhà báo căn cứ vào đó để thấy được chuẩn mực đạo đức và trách nhiệm ứng xử khi tham gia mạng xã hội. Người làm báo, nhất là người trẻ, cần học kỹ năng xử lý thông tin, đánh giá nguồn tin, đồng thời phải nâng cao bản lĩnh chính trị, phải rõ cái tâm và động cơ trong sáng khi sử dụng thông tin trên mạng.

    Chúng ta cần thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi đặt bút bao giờ cũng phải đưa ra câu hỏi: “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào?”. Bài học đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

    Thời cơ lớn, thách thức càng lớn

    – Báo chí đổi mới, đạt được nhiều thành tựu, song cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, đặc biệt là trước yêu cầu thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 theo Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 3-4-2019 của Thủ tướng Chính phủ. Hội Nhà báo Việt Nam nhìn nhận những thách thức này như thế nào, thưa ông?

    – Quy hoạch báo chí là chủ trương đúng đắn. Bởi, thực tế thời gian qua báo chí phát triển mạnh, nhưng cũng thể hiện sự chồng chéo, nhiều cơ quan báo hoạt động không đúng chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích, gây lãng phí; không ít nơi buông lỏng quản lý, khiến chất lượng thông tin thấp.

    Quy hoạch báo chí nhằm giảm tiêu cực trong hoạt động báo chí, giúp các cơ quan báo chí hoạt động tinh gọn, hiệu quả, chuyên nghiệp. Đây là thời cơ lớn để các cơ quan báo chí tổ chức, sắp xếp lại nhân sự theo đúng năng lực, vị trí việc làm, sử dụng hiệu quả người lao động, từ đó nâng cao chất lượng thông tin.

    Việc thực hiện quy hoạch sẽ có tác động đến đời sống, tâm lý của nhiều nhà báo khi nhiều vị trí việc làm bị thay đổi. Hội Nhà báo Việt Nam đã phân tích vấn đề, hiểu rằng thời cơ lớn, nhưng thách thức cũng lớn. Dù sắp xếp thế nào thì các cơ quan báo chí cũng cần chú trọng yếu tố con người. Hội sẽ luôn sát cánh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên.

    – Quy hoạch, đổi mới báo chí để hướng tới một nền báo chí chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn chắc chắn sẽ đặt ra nhiều yêu cầu đối với các cơ quan báo chí và người làm báo. Theo ông, những yêu cầu đó là gì?

    – Các cơ quan báo chí cần có sự thay đổi quyết liệt về cách thức hoạt động. Hiện tại, phần lớn hướng tới mô hình tòa soạn hội tụ, báo chí đa phương tiện, chứ không còn là tòa soạn truyền thống “ai biết việc người nấy” như trước.

    Mô hình đó đòi hỏi phóng viên phải tự rèn luyện, nâng cấp mình thành phóng viên đa năng. Người quản lý cũng phải đa năng hơn, thay đổi cách thức quản lý theo phương thức mới, đồng thời cần đầu tư trang thiết bị kỹ thuật đa phương tiện để đáp ứng đòi hỏi thực tế.

    – Một số nơi sáp nhập báo in với đài phát thanh và truyền hình. Liệu đây có phải là xu hướng tất yếu?

    – Thực hiện thí điểm việc sáp nhập các cơ quan báo chí ở địa phương thành trung tâm truyền thông đa phương tiện là chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhằm thực hiện nền báo chí hiện đại, chuyên nghiệp. Hiện mới có tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Bình Phước thực hiện. Nếu việc sáp nhập đạt hiệu quả, giúp tinh gọn bộ máy, tăng chất lượng thông tin, tránh chồng chéo, thì đó là hướng đi tốt. Tuy nhiên, đây mới là thí điểm, cần thêm thời gian để đánh giá, tổng kết, nếu hiệu quả mới nhân rộng.

    – Tham gia giảng dạy nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, ông đánh giá như thế nào về đội ngũ làm báo trẻ và nhà báo hiện đại cần có kỹ năng gì?

    – So với thế hệ chúng tôi, nhà báo trẻ có nhiều lợi thế hơn: Phản xạ nhanh nhạy với thông tin, ngoại ngữ tốt hơn, thiết bị phục vụ tác nghiệp hiện đại, có nhiều điều kiện tiếp thu kiến thức làm báo mới… Tuy nhiên, họ cũng có hạn chế, đó là phụ thuộc nhiều vào internet, mạng xã hội, ít đọc sách. Nhiều nhà báo trẻ có hiểu biết chính trị hạn chế. Người có kỹ năng làm báo giỏi, nhưng hiểu biết chính trị kém dễ có sai sót về chính trị. Do đó, người làm báo khi viết tin, bài cần đặt lợi ích của nhân dân, đất nước lên hàng đầu; viết phê bình phải dựa trên tinh thần xây dựng, chứ không phải vùi dập, thỏa mãn cái tôi.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng, làm báo là làm chính trị, báo chí dù có phát triển như thế nào cũng phải xác định tôn chỉ mục đích, thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, góp phần xây dựng đất nước. Để phát triển một nền báo chí hiện đại, chuyên nghiệp, người làm báo cần trau dồi kỹ năng làm nghề, tu rèn bản lĩnh chính trị, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ.

    – Trân trọng cảm ơn ông!

    Bình luận

Viết một bình luận