Để xác định nhiệt dung riêng của 1 chất lỏng, người ta đổ chất lỏng đó vào 20g nước ở 100 độ C. Khi có sự cân bằng nhiệt, Nhiệt độ của nước là 37,5 độ C , khối lượng chất lỏng là 120g. Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng đó biết nhiệt độ ban đầu của nó là 20 độ C, C nước = 4200j/kg.k
Đáp án:
CHÚC ANH/CHỊ HỌC TỐT !!!!!!!
Giải thích các bước giải:
m1 = 20 (g) = 0,02 (kg)
m2 = 120 (g) = 0,12 (kg)
c1 = 4200 (J/kg.K)
Độ biến đổi nhiệt độ của nước, của chất lỏng đó lần lượt là:
Δt1 = 100 – 37,5 = 62,5 (⁰C)
Δt2 = 37,5 – 20 = 17,5 (⁰C)
Nhiệt lượng nước tỏa ra là:
Q1 = m1.c1.Δt1 = 0,02.4200.62,5 = 5250 (J)
Nhiêt lượng chất lỏng thu vào là:
Q2 = Q1 = 5250 (J)
Nhiệt dung riêng của chất lỏng đó là:
c2 = Q2/m2.Δt2 = 5250/0,12.17,5
= 2500 (J/kg.K)
Vậy chất lỏng đó có nhiệt dung riêng là 2500 J/kg.K.
Nước Chất lỏng
$m=20g=0,02kg$ $m’=120g=0,12kg$
$t=100^{o}C$ $t’=20^{o}C$
$c=4200J/kg.K$ $c’=?$
Khi hệ cân bằng ở $t_{0}=37,5^{o}C$, ta có:
$Q_{tỏa}=Q_{thu}$
$⇔m.c.Δt=m’.c’.Δt’$
$⇔c’=\dfrac{m.c.Δt}{m’.Δt’}=\dfrac{0,02.4200.(100-37,5)}{0,12.(37,5-20)}=2500J/kg.K$