– Định nghĩa “tác dụng hóa học”. – Nêu ứng dụng dựa trên “tác dụng hóa học” của dòng điện trong thực tế. – Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của phương

– Định nghĩa “tác dụng hóa học”.
– Nêu ứng dụng dựa trên “tác dụng hóa học” của dòng điện trong thực tế.
– Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của phương pháp mạ điện.
Giúp mình nhé !!!

0 bình luận về “– Định nghĩa “tác dụng hóa học”. – Nêu ứng dụng dựa trên “tác dụng hóa học” của dòng điện trong thực tế. – Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của phương”

  1. Đ/n:

    Dòng điện có tác dụng hóa học, chẳng hạn khi có dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.
    – Ứng dụng : Mạ kim loại ; dòng điện chạy qua dd CuSO4 làm cho thỏi than nối với cực âm bị bám 1 lớp Cu 

    – Phương pháp mạ điện :

    + Xử lý bề mặt kim loại : giúp bề mặt vật liệu sáng bóng và đều màu.

    + Tẩy dầu : giúp hóa chất xi mạ kết dính được với bề mặt vật liệu

    + Tẩy bóng điện hóa : giúp lớp xi mạ bám dính tốt , đồng đều hơn.

    + Hoạt hóa bề mặt vật liệu :  giúp lấy đi lớp oxit rất mỏng và  giúp tăng độ bám dính của hóa chất xi mạ.

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    • Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm phủ một lớp đồng, tác dụng này của dòng điện gọi là tác dụng hóa học

    • Dựa vào tác dụng hóa học của dòng điện, người ta có thể mạ kim loại, đúc điện, luyện kim. . . . 

    • phương pháp mạ điện: Xử lý bề mặt kim loại

      Để giúp cho lớp xi mạ nhẵn mịn và đều màu, chúng ta cần phải chuẩn bị bề mặt kim loại thật sạch sẽ, không còn bụi bẩn hay gỉ sét thông qua các thủ tục như mài, phun. Công đoạn xử lý bề mặt kim loại càng cẩn thận bao nhiêu thì độ bền đẹp của lớp xi mạ càng cao bấy nhiêu.

      Xi mạ điện giúp bề mặt vật liệu sáng bóng và đều màu

      Tẩy dầu mỡ

      Bề mặt kim loại sau khi mài và đánh bóng thường dính dầu mỡ. Nếu không tẩy sạch dầu mỡ, hóa chất xi mạ sẽ không kết dính được với bề mặt vật liệu. Hiện nay, để tẩy dầu mỡ, thợ gia công sẽ sử dụng các dung môi hữu cơ như Cacbontetraclorua CCl4, Tricloetylen C2HCl3 và Tetracloetylen C2Cl4 hoặc dung dịch kiềm NaoH có pha lẫn nhũ tương như Na2SiO3, Na3PO4.

      Tẩy bóng điện hóa

      Tẩy bóng kim loại giúp lớp xi mạ bám dính tốt hơn, đồng đều hơn và không bị lỗ thủng. Khi tẩy bóng điện hóa, thợ gia công sẽ mắc vật liệu với Anot đặt trong một dung dịch đặc biệt. Tẩy bóng xong, bề mặt kim loại sẽ trở nên bằng phẳng và nhẵn mịn rõ rệt.

      Mạ điện giúp quá trình gia công vật liệu diễn ra nhanh chóng hơn

      Hoạt hóa bề mặt vật liệu

      Hoạt hóa bề mặt hay còn được gọi là tẩy nhẹ có tác dụng lấy đi lớp oxit rất mỏng được hình thành trong quá trình xử lý vật liệu kim loại giúp tăng độ bám dính của hóa chất xi mạ.

      Mạ điện

      Mạ điện tức là phản ứng điện hóa catot. Bề mặt kim loại chính là catot được đặt trong một bình điện phân để tiến hành điện hóa. Phản ứng catot tạo nên một lớp mạ bóng nhẵn và đồng đều, bám chắc vào bề mặt kim loại

    Bình luận

Viết một bình luận