Sử dụng head voice trong ca hát là chuyện rất quen thuộc. Nhưng, nhả chữ trên head voice là một trong những độc chiêu “cực hiểm” của một số diva nhạc pop, giúp họ xử lí ca khúc một cách toàn vẹn, mượt mà, đầy đặn cảm xúc và bắt tai khán giả.
Trước hết, hãy cùng nghe ca khúc Memory qua tiếng hát Barbra Streisand.
Có thể thấy, trong ca khúc này, Barbra hát ấm áp, mềm mại, đầy đặn và ngọt, xử lí tinh tế. Cách hát của Barbra cho thấy một chiều sâu và cảm xúc lắng đọng.
Mấu chốt chính ở việc nhả chữ. Hãy mở lại clip của Barbra và nghe kĩ các chữ “feets” (0:34), “wind” (0:38), “remember” (1:01), “knew” (1:05), “was” (1:07), “memory” (1:12), “new” (1:54), “in” (1:59), “too” (2:09), “new” (2:11), “new” (3:29).
Bạn sẽ thấy rằng, ở âm tiết đuôi tất cả các chữ đó, Barbra đều nhấn trên head voice quãng trung nhưng chỉ dùng âm lượng vừa phải ở mức soft voice, khiến các câu hát trở nên mềm, bay, ấm áp, có độ xốp. Chính độ xốp này khiến người nghe cảm thấy thư thái, dễ chịu như đang được chăm sóc thính giác.
Tiếp tục, hãy nghe ca khúc One moment in time qua tiếng hát Whitney Houston.
Hãy để ý các chữ “be” (0:19), “give” (0:22), “gain” (0:43), “sweet” (0:46), “remains” (0:58), “be” (1:12), “beat” (1:18), “feel” (1:45), “feel” (1:48), “be” (3:40), “beat” (3:48), “time” (4:00).
Bạn sẽ lại thấy, dù khúc tráng ca này khá “xôi thịt”, hùng tráng với nhiều đoạn khoe giọng, nhưng vẫn rất mềm, êm, tình cảm nhờ tài nhả chữ trên head voice của Whitney.
Đặc biệt chú ý vào chữ “be” (1:12), khi Whitney đang vibrato trên chest voice bỗng chuyển nhanh sang head vuốt nhỏ (piano) khiến câu hát vừa mạnh mẽ lại vừa mềm mại.
Và ngay ở đoạn điệp khúc cao trào nhất, dù đang tung những cú belt mạnh mẽ, Whitney vẫn không quên nhả head thật nhỏ trên “be” (3:40), “beat” (3:48) để làm mềm câu hát, khiến nó vừa cương vừa nhu. Khán giả dù đang chìm trong bão cảm xúc vẫn được chăm sóc thính giác để thư giãn, thoải mái. Đó là điều làm Whitney khác với các ca sĩ da màu có giọng khỏe hơn cô.
Hãy so sánh với phiên bản One moment in time của SoHyang, bạn sẽ thấy sự khác biệt lớn. Dù được đánh giá là có kĩ thuật chuẩn hơn Whitney, nhưng chính vì không biết cách nhả chữ trên head voice một cách đều đặn và mềm mượt, xử lí tinh tế để tạo độ xốp như Whitney nên phần trình diễn của cô cho người nghe cảm giác hơi cứng, thô, thiếu mềm mại, cảm xúc.
Chính độ xốp được tạo ra từ việc nhả head voice sẽ khiến ca khúc của bạn trở nên ngọt ngào và hấp dẫn khán giả hơn bao giờ hết.
Cuối cùng, hãy cảm nhận việc nhả chữ head voice điêu luyện của Whitney trong các ca khúc sau.
– Trên tempo nhanh:
3:01 – Chuyển sang head trong khi đang giữ những đoạn hát bằng giọng ngực, đòi hỏi một hơi thở rất khỏe
3:52 – Chuyển sang head khi đang căng chest để làm mềm câu hát
3:56 – Vẫn là cách nhả head đột ngột và nhẹ nhàng để làm mềm câu hát
0:31, 0;35, 0:39, 0:55, 1:19, 1:25, 1:34, 1;39, 1:44, 2:00, 2;23, 2:30, 2:44, 3:16, 3:43 – Vẫn là cách nhả head đột ngột và rất nhẹ, rất nhanh để biến tấu giai điệu trở nên mượt mà hơn
0:22, 0:30, 0:46, 1:13, 1:29, 1:34, 1:50, 2:17, 2:23, 2:28, 2:34, 2:54, 3:20, 3:30, 3:46, 3:49 – Chuyển head voice rất ngắn và nhanh trong từng âm tiết
– Trên tempo chậm
0:42, 0:50, 1:34, 1:57, 2:07, 2:20, 2:35, 2:40, 2:54, 3:00, 3:15, 3:26, 3:30, 3:35
0:15, 0:23, 0:45, 1:32, 2:00, 2:50
0:16, 0:23, 0:43, 1:24, 2:33
2:54
SoHyang trong ca khúc Don’t forget me cũng nhả chữ bỏ nhỏ trên head voice ở cuối các âm tiết để câu hát thêm bay bổng hơn.
Trên đây là một trong những “bí kíp võ công” cao cường đã nâng họ lên hàng diva thế giới. Bạn có thể học hỏi bí kíp này trong con đường ca hát của mình.
Chẳng hạn, ở Việt Nam, ca sĩ Hồ Ngọc Hà đã học ở Whitney cách nhả chữ trên head voice, khiến câu hát của cô nghe rất phiêu, mượt.
Hay Hà Trần cũng thi thoảng nhả head voice nhỏ nhẹ trên các câu hát.
Xem thêm:
Học Tiếng Anh Online Miễn Phí Với Những Lưu Ý Cần Biết