Dựa vào atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a,chứng minh Đông Nam Bộ có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi phát triển ngành kinh tế biển
b, so sánh sự khác nhau về cơ cấu cây công nghiệp lâu năm giữa Trung du Bắc Bộ và vùng? Thời tiết vì sao có sự khác nhau đó?
a)
Đặc điểm: Địa hình đồi núi thấp, bề mặt thoải. Độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam.
– Đất bazan, đất xám thích hợp phát triển cây công nghiệp.
– Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm (cây trồng phát triển quanh năm).
– Sông ngòi: sông Đồng Nai có giá trị thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
– Rừng tuy không nhiều nhưng có ý nghĩa lớn về mặt du lịch và đảm bảo nguồn sinh thủy cho các sông trong vùng.
– Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế.
– Thềm lục địa nông rộng, giàu tiềm năng dầu khí.
b)
– Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Có cả cây công nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
+ Cây chủ yếu: chè, trẩu, sở, hồi…
– Tây Nguyên:
+ Chủ yếu cây công nghiệp nhiệt đới, trên các vùng địa hình cao có cả cây cận nhiệt (chè).
+ Cây chủ yếu: Cà phê, cao su, chè, hồ tiêu…
– Khí hậu: Trung du và miền núi Bắc Bộ mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Tây Nguyên có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và mùa khô kéo dài.
chúc bạn học tốt!!!
a,chứng minh Đông Nam Bộ có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi phát triển ngành kinh tế biển
+ Biển Đông là một biển rìa lục địa, ở phía Tây Thái Bình Dương. Đây là vùng biển nửa kín trải rộng từ Singapore tới eo biển của Đài Loan, vùng biển bao phủ một diện tích khoảng 3,5 triệu km2. Đây là biển lớn thứ tư trên thế giới chỉ đứng sau biển Philippines, biển San Hô và biển Ả Rập, có vị trí quan trọng về địa – chính trị, địa – kinh tế, địa – chiến lược… của khu vực và cả quốc tế. Vì thế, Biển Đông và các quần đảo của nó là đối tượng tranh chấp và xung đột giữa nhiều quốc gia trong vùng, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Vùng biển nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình thức du lịch.
+ Thềm lục địa Việt Nam có nhiều bể trầm tích chứa dầu khí và có nhiều triển vọng khai thác nguồn khoáng sản này. Tổng trữ lượng dầu khí ở biển Việt Nam lớn. Tuy mới ra đời, nhưng ngành dầu khí của ta đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm lực kỹ thuật, vật chất lớn và hiện đại nhất trong những ngành khai thác biển, đồng thời cũng là một trong những ngành xuất khẩu và thu nhiều ngoại tệ nhất cho đất nước. Ngành công nghiệp khai thác dầu khí phát triển kéo theo sự phát triển của một số ngành khác như công nghiệp hóa dầu, giao thông vận tải, thương mại trong nước và khu vực. Ngoài dầu mỏ, biển Việt Nam còn có nhiều mỏ sa khoáng và cát thủy tinh có trữ lượng khai thác công nghiệp và làm vật liệu xây dựng…tiềm năng về khí-điện-đạm và năng lượng biển cũng rất lớn như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, sóng và cả thủy nhiệt.
+ Đất nước Việt Nam chạy dài trên 15 vĩ độ địa lý nhưng lại hẹp về chiều ngang, khí hậu phân hóa, phong phú về tập quan dân tộc, bờ biển dài có nhiều bãi cát rộng, vũng, vịnh, hang động tự nhiên đẹp, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới, tiêu biểu là quần thể núi và hang động đá vôi ở Vịnh Hạ Long đã được UNESCO xếp hạng là di sản thiên nhiên của thế giới.
Ngoài ra còn có các thắng cảnh tự nhiên trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha – Kẻ Bàng, Thiên Đường, Sơn Đoòng, Bích Động, Non Nước… Ngày nay sức thu hút của du lịch biển, đảo đã vượt ra ngoài các loại hình du lịch truyền thống, phát triển với nhiều loại hình đa dạng hơn, phong phú hơn. Biển Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển như:
– Nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, tắm biển, tham quan ở vùng duyên hải hay ở ngoài đảo;
– Du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học vùng duyên hải, hải đảo trong lòng biển;
– Du lịch thể thao với các hoạt động ngoài trời như: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền..Loại hình du lịch này ngày càng hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách vì sự gắn kết giữa rèn luyện sức khỏe và nghĩ dưỡng;
– Du lịch hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.
b, so sánh sự khác nhau về cơ cấu cây công nghiệp lâu năm giữa Trung du Bắc Bộ và vùng? Thời tiết vì sao có sự khác nhau đó?
+ Điều kiện phát triển
– Địa hình:
+ Tây Nguyên gồm các cao nguyên xếp tầng, mặt bằng rộng và tương đối phẳng, thích hợp xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp có quy mô lớn.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ: trung du và miền núi, bị chia cắt mạnh,ảnh hưởng tới mức độ tập trung hóa và quy mô các vùng chuyên canh.
– Đất trồng:
+ Tây Nguyên: đất đỏ ba dan, diện tích lớn, có tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng, thích hợp phát triển cây công nghiệp lâu năm, nhất là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều…
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: đất feralit trên đá phiến và đá vôi, thích hợp với các cây chè, trẩu,sở…
– Khí hậu:
+ Tây Nguyên , nóng quanh năm, phân thành hai mùa: mưa và khô rõ rệt,phân hóa theo độ cao, nên có thể phát triển cả cây công nghiệp cận nhiệt (chè…). Khó khăn lớn nhất là thiếu nước vào mùa khô.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh lại có sự phân hóa theo độ cao địa hình, nên có thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (tiêu biểu là cây chè). Khó khăn của vùng là sương muối, rét hại vào mùa đông.
– Dân cư và nguồn lao động:
+ Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất và là vùng nhập cư lớn nhất cả nước, trình độ lao động cũng thấp hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Người dân Trung du và miền núi Bắc Bộ có kinh nghiệm trồng và chế biến chè, còn người dân Tây Nguyên có kinh nghiệm trồng và chế biến cà phê, cao su, hồ tiêu…
– Cơ sở vật chất – kĩ thuật và kết cấu hạ tầng:
Nhìn chung, Tây Nguyên còn gặp khó khăn hơn so với Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ trong thực tế, các yếu tố khí hậu biến động không đồng nhất giữa các vùng trong cùng một địa giới vì chúng phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tựnhiên như độ cao, địa hình, thảm thực vật