Dựa vào atlat địa lý Việt Nam,trình vày những điểm khác nhau về địa hình giữa vùng núi đông bắc bắc bộ và vùng núi tây bắc bắc bộ
Dựa vào atlat địa lý Việt Nam,trình vày những điểm khác nhau về địa hình giữa vùng núi đông bắc bắc bộ và vùng núi tây bắc bắc bộ
* KHÁC NHAU:
– vùng núi Đông Bắc: – vùng núi Tây Bắc:
+ nằm ở Tả Ngạn + từ Hữu Ngạn sông Hồng đến sông Cả
+ là vùng đồi núi thấp + địa hình cao, hiểm trở
+ có hướng vòng cung + hướng Tây Bắc – Đông Nam
+ địa hình cacxto + xen giữa là các đồng bằng giữa núi
ω”H”ω
a) Vùng núi Đông Bắc
-Nằm ở tả ngạn sông Hồng.
-Có 4 cánh cung lớn, chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
-Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
-Những đỉnh núi cao trên 2.000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt-Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng, còn ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500-600m.
-Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam…
b)Vùng núi Tây Bắc
-Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
-Địa hình cao nhất nước ta với 3 dải cùng hướng tây bắc-đông nam.
+Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt-Trung tời khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng (3.143m).
+Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt-Lào từ Khoan La San đến sông Cả.
+Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.
-Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng sông Đà, sông Mã, sông Chu.