Dùng mặt phẳng nghiêng dài 10m kéo vật có khối lượng 50kg lên cao 40m (bỏ qua ma sát) a, Tính công nhỏ nhất cần kéo vật lên b, Tính lực kéo nhỏ nhất

Dùng mặt phẳng nghiêng dài 10m kéo vật có khối lượng 50kg lên cao 40m (bỏ qua ma sát)
a, Tính công nhỏ nhất cần kéo vật lên
b, Tính lực kéo nhỏ nhất để đưa vật lên theo mặt phẳng nghiêng
c, Trong thực tế , khi kéo lên có lực ma sát 80N tác dụng lên vật. Tính hiệu suất mặt phẳng nghiêng
Giúp mik với , đang cần gấp

0 bình luận về “Dùng mặt phẳng nghiêng dài 10m kéo vật có khối lượng 50kg lên cao 40m (bỏ qua ma sát) a, Tính công nhỏ nhất cần kéo vật lên b, Tính lực kéo nhỏ nhất”

  1. Đáp án:

     a, A = 2000J

     b, F = 200N

     c, H = 71,4%

    Giải thích các bước giải:

    Vì không có mặt phẳng nghiêng nào dài 10m mà lên cao được 40m nên h = 4m 

    a, Công có ích để nâng vật :

    \[{A_i} = P.h = 10mh = 10.50.4 = 2000J\]

    b, Lực kéo nhỏ nhất để kéo vật là:

    \[{A_i} = F.l \Rightarrow F = \frac{{{A_i}}}{l} = \frac{{2000}}{{10}} = 200N\]

    c, Hiệu suất mặt phẳng nghiêng là:

    \[H = \frac{{{A_i}}}{{{A_{tp}}}} = \frac{{2000}}{{2000 + 80.10}} = \frac{{2000}}{{2800}} \approx 71,4\% \]

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     l = 10m

    m = 50kg

    h = 4m

    Fms = 80N

    A = ?

    F = ?

    H = ?

     (Độ cao h = 4m vì mặt phẳng nghiêng dài 10 thì không thể có độ cao 40m được).

     a. Trọng lượng của vật: P = 10.50 = 500N

    Công nhỏ nhất để kéo vật lên là:

     A = P.h = 500.4 = 2000J

     b. Gọi F là lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng thì ta có:

    A = F.l nên F.l = 2000, suy ta F = 2000/10 = 200N

    c. Lực thực tế kéo vật trên mặt phẳng nghiêng là: F’ = F + Fms = 200 + 80 = 280N

     Công thực tế kéo vật:

     A’ = F’.l = 280.10 = 2800 J

     Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là:

     H = A’/A.100% = 2000/2800.100% = 71,43%

    Bình luận

Viết một bình luận