Ê cho mk xin cấu trúc câu hỏi đuôi và cách đánh trọng âm

Ê cho mk xin cấu trúc câu hỏi đuôi và cách đánh trọng âm

0 bình luận về “Ê cho mk xin cấu trúc câu hỏi đuôi và cách đánh trọng âm”

  1. 1

    Cách dùng câu hỏi đuôi

    +Hỏi để lấy thông tin

    +Hỏi để xác nhận thông tin

    Cấu trúc

    S + V + O, trợ động từ + đại từ chủ ngữ của S?

    2

    Có 13 cách đánh dánh trọng âm

    1. Động từ có 2 âm tiết => trọng âm thư​ờng rơi vào âm tiết thứ hai

    2. Danh từ có 2 âm tiết => trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất

    3. Tính từ có 2 âm tiết => trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất

    4. Động từ ghép => trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai

    5. Danh từ ghép: trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất

    6. Trọng âm rơi vào chính các âm tiết sau: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self

    7. Các từ kết thúc bằng các đuôi : how, what, where, …. thì trọng âm chính nhấn vào âm tiết thứ nhất

    8. Các từ 2 âm tiết bắt đầu bằng A thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 2

    9. Các từ tận cùng bằng các đuôi , – ety, – ity, – ion ,- sion, – cial,- ically, – ious, -eous, – ian, – ior, – iar, iasm – ience, – iency, – ient, – ier, – ic, – ics, -ial, -ical, -ible, -uous, -ics*, ium, – logy, – sophy,- graphy – ular, – ulum , thì trọng âm nhấn vào âm tiết ngay tru­ớc nó

    10. Các từ kết thúc bằng – ate, – cy*, -ty, -phy, -gy nếu 2 âm tiết thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ nhất. Nếu từ có từ 3 âm tiết trở lên thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên

    11. Các từ tận cùng bằng đuôi – ade, – ee, – ese, – eer, – ette, – oo, -oon , – ain (chỉ động từ), -esque,- isque, -aire ,-mental, -ever, – self thì trọng âm nhấn ở chính các đuôi này

    12. Các từ chỉ số l­uợng nhấn trọng âm ở từ cuối kết thúc bằng đuôi – teen. ng­ược lại sẽ nhấn trọng âm ở từ đầu tiên nếu kết thúc bằng đuôi – y

    13. Các tiền tố (prefix) và hậu tố không bao giờ mang trọng âm , mà thu­ờng nhấn mạnh ở từ từ gốc – Tiền tố không làm thay đổi trọng âm chính của từ

    Điều cần lưu ý :

    1. Từ có 3 âm tiết :

    . Động từ

    – Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 nếu âm tiết thứ 3 có nguyên âm ngắn và kết thúc bằng 1 phụ âm

    – Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất nếu âm tiết thứ 3 là nguyên âm đôi hay kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên.

    b. Danh từ

    – Đối với danh từ có ba âm tiết, nếu âm tiết thứ hai có chứa âm /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.

    – Nếu các danh từ có âm tiết thứ nhất chứa âm ngắn (/ə/ hay/i/) hoặc có âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài/ nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. 

    c. Tính từ

    – Nếu tính từ có âm tiết thứ nhất là /ə/ hay/i/ thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.

    – Nếu tính từ có âm tiết cuối là nguyên âm ngắn và âm tiết thứ hai là nguyên âm dài thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.

    2.Trọng âm không rơi vào những âm yếu như /ə/ hoặc /i/

    Chúc bạn học tốt nhé !

    Bình luận
  2. – Cấu trúc câu hỏi đuôi:

        S + V + O, trợ động từ + đại từ ?

    Trong đó:

    Đại từ: Lấy chủ ngữ ở câu đầu đổi thành đại từ.

    Trợ động từ: Phụ thuộc vào động từ ở câu trước.

    Nếu câu trần thuật là thể khẳng định, thì câu hỏi đuôi sẽ là thể phủ định và ngược lại.

    – Cách đánh trọng âm:

    1. Động từ có 2 âm tiết

    => Trọng âm thư​ờng rơi vào âm tiết thứ hai.

    2. Danh từ có 2 âm tiết

    => Trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất.

    3. Tính từ có 2 âm tiết

    => Trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất.

    4. Động từ ghép

    => Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.

    5. Danh từ ghép

    => Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

    6. Từ có 3 âm tiết

    a, Động từ

    – Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 nếu âm tiết thứ 3 có nguyên âm ngắn và kết thúc bằng 1 phụ âm

    – Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất nếu âm tiết thứ 3 là nguyên âm đôi hay kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên.

    b, Danh từ

    – Đối với danh từ có ba âm tiết, nếu âm tiết thứ hai có chứa âm /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.

    – Nếu các danh từ có âm tiết thứ nhất chứa âm ngắn (/ə/ hay/i/) hoặc có âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài/ nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. 

    c, Tính từ

    – Nếu tính từ có âm tiết thứ nhất là /ə/ hay/i/ thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.

    – Nếu tính từ có âm tiết cuối là nguyên âm ngắn và âm tiết thứ hai là nguyên âm dài thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.

    7. Trọng âm không rơi vào những âm yếu như /ə/ hoặc /i/

    Bình luận

Viết một bình luận