Em hãy giải thích câu nói của Bác Hồ :K có lí luận đúng đắn là thực tiễn mù quáng còn lí luận k liên hệ vs thực tiễn là lí luận suông
Em hãy giải thích câu nói của Bác Hồ :K có lí luận đúng đắn là thực tiễn mù quáng còn lí luận k liên hệ vs thực tiễn là lí luận suông
Câu trả lời nè!
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, con người muốn cải tạo được thế giới cần phải có những hiểu biết về nó, nhưng những hiểu biết ấy không có sẵn trong con người. Muốn có hiểu biết (tri thức), con người phải tác động vào thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn. Trên cơ sở đó con người tích lũy được những tri thức kinh nghiệm. Tuy nhiên, những tri thức kinh nghiệm đó mới chỉ đem lại sự hiểu biết về từng mặt riêng lẻ, bề ngoài của sự vật. Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Sự quan sát dựa vào kinh nghiệm tự nó không bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu”(1). Do đó, để hiểu được tính tất yếu, bản chất của sự vật, con người phải khái quát những tri thức, kinh nghiệm thành lý luận. Thực tiễn là cơ sở góp phần rèn luyện giác quan của con người, làm cho chúng phát triển tinh tế, hoàn thiện hơn. Trên cơ sở đó giúp con người nhận thức hiệu quả hơn, khái quát lý luận đúng đắn hơn. Thông qua hoạt động thực tiễn, con người cũng cải biến chính bản thân, phát triển năng lực, trí tuệ của mình. Ph.Ăngghen viết: “…chính việc người ta biến đổi tự nhiên chứ không phải một mình giới tự nhiên, với tính cách giới tự nhiên, là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của tư duy con người, và trí tuệ con người phát triển song song với việc người ta đã học cải biến tự nhiên”(2).
Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác, Hồ Chí Minh cho rằng: “Lý luận là sự tổng kết kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá tình lịch sử”(3). Lý luận được hình thành trên cơ sở khái quát kinh nghiệm thực tiễn, nhưng không phải cứ có kinh nghiệm thực tiễn là có được lý luận. Vì vậy, lý luận không thể ra đời một cách tự phát và luôn luôn phải được bổ sung, hoàn thiện, phát triển bằng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn mới, phong phú.
Để tránh tình trạng lý luận không phản ánh đời sống thực tiễn, thiếu tính khoa học và cách mạng, Hồ Chí Minh đặc biệt nhắc nhở cán bộ đảng viên tránh tình trạng rất dễ mắc phải là lý luận suông, lý luận thuần túy sách vở, xa rời cuộc sống, không có căn cứ, giáo điều, kinh viện. Người chỉ rõ: “Lý luận mà không có liên hệ thực tiễn là lý luận suông”(4).
Về hoạt động thực tiễn và vai trò của lý luận với thực tiễn, Hồ Chí Minh cho rằng, thực tiễn đúng đắn phải được chỉ đạo, soi đường, dẫn dắt bởi một lý luận khoa học, đúng đắn, nếu không thực tiễn sẽ là thực tiễn mù quáng, mò mẫm, mất phương hướng. Người nhắc nhở: “Thực tiễn không có lý luận dẫn đường thì thành thực tiễn mù quáng”(5).
V.I.Lênin đã chỉ rõ: người ta có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí tuệ của mình bằng cách không ngừng học tập để thâu thái vào đầu óc của mình toàn bộ kho tàng tri thức của nhân loại và hiểu biết đó phải dẫn tới cuộc sống và hành động. Hồ Chí Minh cho rằng, học để hiểu biết, để làm việc, học để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, học để làm người. Muốn vậy phải có thói quen đem lý luận liên hệ với thực tiễn, đem những lý luận đã tiếp thu được cùng với những kinh nghiệm đã tích lũy được trong đời sống hàng ngày mà áp dụng vào các công việc thực tế.
Với tinh thần đó, Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến tính thực tế, bất cứ việc gì cũng phải xuất phát từ yêu cầu thực tế, phải thiết thực. Muốn đạt được kết quả đó thì việc học phải xuất phát từ yêu cầu của công việc và phải học cặn kẽ, thấu đáo. Người mong muốn việc học – hành, tức là nhận thức – hành động phải đạt tới chỗ thấy cho hết, nhìn cho thấu. Vì vậy theo Người, học tập ở trong nhà trường, trong sách vở chưa đủ, phải học cả trong cuộc sống, học ở người khác…Nội dung học tập cũng phải toàn diện: chương trình học vấn phổ thông, đại học, chuyên môn nghiệp vụ, học tập lý luận Mác – Lênin, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước… Trong đó, việc học tập lý luận Mác – Lênin, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là nội dung quan trọng.
Đề cập đến học tập chủ nghĩaMác- Lênin,Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Chủ nghĩa Mác-Lênin không phải là những giáo điều, không phải là kinh thánh mà là kim chỉ nam cho hành động. Học tập chủ nghĩa Mác-Lênin không phải là thuộc câu, thuộc chữ mà nắm lấy tinh thần và toàn bộ phương pháp để ứng xử với con người và thực hành trong công tác thực tế. Do đó, trong nhà trường,các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động dạy và học từ truyền thụ tri thức, tự nghiên cứu, thảo luận, xêmina, các hoạt động ngoại khóa, thâm nhập thực tế…không phải để cho người học nhận thức được cái hình thức lôgíc của nó là các khái niệm, phạm trù và cái kết luận lôgíc của nó là các nguyên lý, quy luật…, không phải chỉ giúp cho người học có tri thức mà quan trọng,quyết định hơn là làm sao cho người học nắm được phương pháp luận, giúp người học biết dùng phương pháp một cách sáng tạo để tự mình chiếm lĩnh những tri thức vàcó thể “sản xuất” ra những tri thức mới; biết vận dụng lý luận để giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra.
Như vậy, học tập tư duy Hồ Chí Minh về phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, chúng ta càng thấy được vai trò to lớn của lý luận khoa học, trên cơ sở đó mỗi cán bộ, đảng viênphảikhông ngừng học tập, nâng cao trình độ lý luận,thấm nhuần lời dạy của V.I.Lênin “Học, học nữa, học mãi”. Tuy nhiên, khi học tập lý luận không được tuyệt đối hóa lý luận mà phải liên hệ với thực tiễn đất nước và thời đại; phải thấm nhuần lời dạy của Hồ Chí Minh: “Lý luận rất cần thiết nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không có kết quả. Do đó, trong lúc học tập lý luận chúng ta cần nhấn mạnh: lý luận phải liên hệ với thực tiễn”(6).
Đối với người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị, học tập tư duy Hồ Chí Minh về học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn là phải tự xây dựng cho mình phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả, trong công tác nghiên cứu cần làm giàu lý luận bằng cách tổng kết thực tiễn và vận dụng lý luận phù hợp để giải quyết được các vấn đề cụ thể của thực tiễn.
Trả lời :
– Câu nói ” Không có lí luận đúng đắn là thực tiễn mù quáng còn lí luận không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông ” có ý nghĩa là chúng ta nên kết hợp lí luận và thực hành chung chứ không nên chỉ có thực hành hoặc lí luận thôi. Từ đó ta kết luận : Lí luận giỏi thì thực hành cũng vậy chứ chúng ta không nên chỉ có mỗi một trong hai cái .