hãy cho biết tất cả về sản xuất lương thực của đồng bằng sông cửu long

hãy cho biết tất cả về sản xuất lương thực của đồng bằng sông cửu long

0 bình luận về “hãy cho biết tất cả về sản xuất lương thực của đồng bằng sông cửu long”

  1. Vùng đồng bằng sông Cửu Long (còn được gọi là Vùng đồng bằng sông Mê KôngVùng đồng bằng Nam BộVùng Tây Nam BộCửu Long hoặc ngắn gọn là Miền Tây) là vùng cực nam của Việt Nam, một trong hai phần của Nam Bộ. Khu vực này có 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnhLong AnTiền GiangBến TreVĩnh LongTrà VinhHậu GiangSóc TrăngĐồng ThápAn GiangKiên GiangBạc Liêu và Cà Mau. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2019, Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng có tổng diện tích các tỉnhthành phố trực thuộc Trung ương lớn nhất Việt Nam (40.547,2 km²) và có tổng dân số toàn vùng là 17.273.630 người. Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 13% diện tích cả nước nhưng có gần 18% dân số cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn cả nước (năm 2015 tăng 7,8% trong khi cả nước tăng 6,8%). Chỉ riêng lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước; xuất khẩu gạo từ toàn vùng chiếm tới 90% sản lượng. Chưa kể thủy sản chiếm 70% diện tích, 40% sản lượng và 60% xuất khẩu cả nước,… Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long đứng về phương diện thu nhập vẫn còn thấp hơn cả nước: thu nhập bình quân đầu người với mức 54 triệu đồng (cả nước là 64 triệu đồng/người/năm) .

    Bình luận
  2. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó huy động mọi nguồn lực tài chính để đầu tư các dự án mang tính cấp bách ở khu vực này với tổng số vốn một tỷ USD. Ðồng thời yêu cầu việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tái cơ cấu sản xuất của vùng cần xác định tính hiệu quả, thị trường để phát triển bền vững.

    Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Với diện tích khoảng bốn triệu héc-ta, ÐBSCL sản xuất 50% sản lượng lương thực, 65% sản lượng trái cây, 75% sản lượng thủy sản và đóng góp 20% GDP cả nước. Hai “trụ cột” kinh tế chính của vùng là nông nghiệp và thủy sản. Trong nông nghiệp, cây lúa chiếm diện tích lớn, đang gánh vác vai trò an ninh lương thực và xuất khẩu gạo cao nhất, nhì thế giới. Tuy nhiên, vựa lúa lớn nhất nước đang đứng trước những thách thức to lớn do biến đổi khí hậu (BÐKH) và những vấn đề nội sinh trong quá trình phát triển bền vững. GS, TS Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp ÐBSCL chỉ ra bất cập: Nhà nước tập trung đầu tư, tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu cho cây lúa; từ hệ thống thủy lợi dẫn ngọt, ngăn mặn. Còn nông dân sản xuất theo quán tính, chỉ biết trồng lúa, trong khi kỹ thuật không còn phù hợp tình hình BÐKH. “Chủ yếu cơ giới hóa trồng lúa, từ chuẩn bị đất đến thu hoạch và sau thu hoạch như sấy lúa, xay xát. Trồng lúa rất tốn nước ngọt nhưng giá gạo quá thấp. Dân trồng lúa không hưởng lợi bao nhiêu, cho nên dứt khoát phải giảm diện tích lúa vụ ba” – GS, TS Võ Tòng Xuân nêu thực trạng.

    Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh cho rằng: Tái cơ cấu các ngành kinh tế trong vùng cần xác định lại vai trò từng tỉnh và xem xét thấu đáo bài toán an ninh lương thực, không nhất thiết giao chỉ tiêu bảo vệ đất lúa như hiện nay. Tại hội nghị phát triển bền vững vùng ÐBSCL năm 2017 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế trong liên kết giữa các lĩnh vực nội bộ ngành NN và PTNT như: Hệ thống thủy lợi vẫn tập trung chủ yếu phục vụ sản xuất lúa gạo, chưa bảo đảm cho phát triển các sản phẩm có giá trị cao thích ứng với BÐKH như cây trồng trên cạn, nhất là thủy sản. Với những thay đổi về thị trường và nhu cầu nông sản trong nước và quốc tế, việc tập trung sản xuất lúa gạo phẩm cấp thấp của ÐBSCL sẽ khó duy trì được năng lực cạnh tranh trong tương lai. Vì vậy, cần ưu tiên cho ngành thủy sản và trái cây có tiềm năng thị trường và có giá trị kinh tế cao. “Phát huy lợi thế so sánh của ÐBSCL trong điều kiện BÐKH, tái cơ cấu dựa trên các trụ cột tăng trưởng kinh tế chính nhưng có sự điều chỉnh giảm diện tích đất trồng lúa sang trồng cây ăn trái và thủy sản. Trong đó, lấy thủy sản và trái cây làm chủ lực vùng với phát triển lúa gạo hợp lý làm nền tảng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống”, Bộ NN và PTNT đặt mục tiêu.

    Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Ðình Huệ, cần rà soát quy hoạch tổng thể ngành, địa phương, phải đạt mục tiêu tiết kiệm hiệu quả nước ngọt, chung sống với xâm nhập mặn, lợ, quản lý xâm nhập mặn, không cần thiết và không có khả năng chống lại xâm nhập mặn. Trước khi làm một công trình, phải tính toán lợi ích và các phí tổn của ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Những công trình không cấp thiết thì phải rà soát lại. Về nguồn lực cho vùng, Phó Thủ tướng cho rằng, không chỉ là tài chính mà bao gồm cả nhân lực, vật lực và tài nguyên thiên nhiên cũng hết sức quan trọng, phải coi nước mặn, lợ cũng là một nguồn tài nguyên. “Trong điều kiện đầu tư công hạn hẹp, cần ưu tiên đầu tư cho các dự án không hối tiếc, các dự án giải pháp nền phi công trình cho giai đoạn 2021-2025. Ðừng để ngân sách nhà nước vào cái thế đâm lao phải theo lao”, Phó Thủ tướng Vương Ðình Huệ nhấn mạnh tại Hội nghị Phát triển bền vững ÐBSCL.

    Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, hiện nay, nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương cho ÐBSCL khoảng 20%. Thời gian tới, Ngân hàng Thế giới sẽ cho vay khoảng 300 triệu USD, cộng với các nguồn khác là khoảng một tỷ USD để đầu tư các công trình ứng phó BÐKH, chống ngập mặn vùng ÐBSCL. “Phát triển miền tây phải lấy con người làm trung tâm, chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu; số lượng sang chất lượng; bảo tồn giá trị văn hóa nghệ thuật; đa dạng sinh học… Coi nước mặn, lợ cũng là nguồn lực của tài nguyên” – Thủ tướng chỉ đạo.

    Bình luận

Viết một bình luận