Hãy nêu các đặc điểm của lực hấp dẫn, lực đàn hồi, lực ma sát trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghỉ dựa vào các ví dụ sau:
+ Xuất hiện khi nào ? Có tác dụng gì ?
+ Điểm đặt nằm ở đâu ?
+ Phương
+ Chiều
+ Độ lớn
GIÚP MÌNH VỚI, MAI MÌNH KIỂM TRA 15 PHÚT PHẦN NÀY.
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
– Lực hấp dẫn: Mọi vật trong tự nhiên đều hút nhau với lực gọi là lực hấp dẫn.
Tác dụng: Giúp con người có thể đi, đứng trên Trái Đất.
Điểm đặt: Tâm của vật.
Phương: Trùng với phương nối hai vật.
Chiều: Hướng vào vật hấp dẫn nó.
Độ lớn: \({F_{hd}} = G\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\)
– Lực đàn hồi: Xuất hiện khi lò xo bị biến dạng.
Tác dụng: Chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng.
Điểm đặt: Tâm của vật.
Phương: Trùng với phương của trục lò xo.
Chiều: Ngược với chiều biến dạng của lò xo.
Độ lớn: \({F_{dh}} = – k.\Delta l\)
– Lực ma sát:
Ma sát trượt: Xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. Tác dụng: mài nhẵn bề mặt kim loại hoặc gỗ; trong hãm phanh xe…
Ma sát lăn: Xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt vật khác. Tác dụng: thay thế ma sát trượt làm giảm tổn hại do ma sát.
Ma sát nghỉ: Xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng lên vật. Tác dụng: giữ cho vật đứng yên mà không trượt trên mặt phẳng; giúp người và động vật di chuyển…
Điểm đặt: Tại điểm tiếp xúc giữa hai vật.
Phương: Trùng với phương chuyển động.
Chiều: Ngược chiều chuyển động của vật.
Độ lớn: \({F_{ms}} = \mu N\)