Hãy nêu tình hình phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai? Đặc điểm dân cư xã hội ở tỉnh Đồng Nai

Hãy nêu tình hình phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai? Đặc điểm dân cư xã hội ở tỉnh Đồng Nai

0 bình luận về “Hãy nêu tình hình phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai? Đặc điểm dân cư xã hội ở tỉnh Đồng Nai”

  1. √ Tình hình phát triển kinh tế Đồng Nai:

    · Hơn 45 năm kể từ Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, gần 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, cùng nhịp phát triển chung của cả nước, Đồng Nai đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong phát triển kinh tế – xã hội.

    – Nền công nghiệp phát triển nổi bật với hàng loạt khu công nghiệp (KCN), nhà máy mọc lên, cùng với đó, hội nhập, làm ăn cùng quốc tế ngày càng phát triển và xây dựng được hệ thống đô thị đồng bộ, hiện đại là cơ sở để Đồng Nai có những bước tiến mạnh mẽ trong tương lai. 

    ·  “Cái nôi” phát triển khu công nghiệp. 

    – Một trong những lĩnh vực ưu tiên của Đồng Nai là phát triển công nghiệp và xây dựng các KCN. Chính các KCN đã trở thành địa điểm thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển, giúp Đồng Nai trở thành vùng kinh tế phát triển năng động hàng đầu của cả nước.

    – Từ chỗ chỉ có một KCN duy nhất trước ngày giải phóng, đến nay Đồng Nai đã quy hoạch 35 KCN với tổng diện tích trên 12 ngàn ha, trong đó 31 khu được đầu tư hạ tầng hoàn thiện đi vào hoạt động.

    – KCN Đồng Nai đã thu hút được trên 1.800 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư gần 31 tỷ USD đến từ 45 quốc gia, vùng lãnh thổ. 

    – Các KCN đã tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn đạt 12,5% trong giai đoạn 2006-2015 và từ 8-9% từ năm 2016 đến nay.

    – Bên cạnh đó, các KCN đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho trên 600 ngàn công nhân và đóng góp trên 50% tổng nguồn thu ngân sách của tỉnh. 

    – Khi các dự án hạ tầng lớn được đầu tư, nhất là Cảng hàng không quốc tế Long Thành, sẽ mở ra nhiều cơ hội, nhiều quỹ đất mới để Đồng Nai tiếp tục phát triển các KCN, thu hút thêm các nhà đầu tư.

    Trên cơ sở đề xuất của các địa phương, sẽ có 8 KCN trên địa bàn Đồng Nai được bổ sung vào quy hoạch hoặc mở rộng quy mô đầu tư với tổng diện tích gần 5 ngàn ha. Từ kinh nghiệm qua hơn 30 năm phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư, những KCN mới của Đồng Nai được xác định là những KCN hiện đại, thu hút các dự án công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, sử dụng ít lao động và thân thiện với môi trường nhằm hiện thực hóa mục tiêu duy trì tốc độ phát triển nhanh và bền vững mà tỉnh đề ra.

    Đồng Nai đang nghiên cứu để đề xuất tỉnh phát triển các KCN mới, có tính chất chuyên sâu, đạt hiệu quả cao hơn về kinh tế, môi trường, xã hội như:  KCN liên kết ngành, KCN hỗ trợ, KCN sinh thái… Thường xuyên tổ chức các cuộc họp giao ban doanh nghiệp định kỳ để ghi nhận các ý kiến góp ý của DN để chủ động tháo gỡ. 

    Là địa phương có kinh tế phát triển mạnh, cùng với xu thế hội nhập diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, quy mô thị trường của các DN ở Đồng Nai cũng được mở rộng, không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Hàng loạt các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với các đối tác lớn tạo điều kiện để Đồng Nai hợp tác sản xuất, kinh doanh  với nước ngoài. Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng nhấn mạnh, Đồng Nai sẽ chủ động chuẩn bị sẵn các điều kiện tham gia vào hội nhập sâu với thế giới để tăng kim ngạch xuất khẩu, xuất siêu. Thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao để tăng giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp của Đồng Nai.

    · Tiềm lực và quy mô nền kinh tế liên tục được mở rộng: 

    – Kinh tế Đồng Nai những năm qua luôn tăng trưởng ổn định, chỉ riêng giai đoạn 2016-2020, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân mỗi năm tăng 8,12%, năm sau cao hơn năm trước. 

    Quy mô GRDP tính theo giá hiện hành đến năm 2020 đạt gần 400 ngàn tỷ đồng (tương đương 17,2 tỷ USD), gấp 1,7 lần so với năm 2015. Mô hình tăng trưởng kinh tế có bước chuyển đổi theo xu hướng tăng sự đóng góp của khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo.

    Ngoài ra, cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch tích cực, tăng tỉ trọng GRDP ngành Công nghiệp – xây dựng, ngành Dịch vụ và giảm ngành Nông nghiệp, đúng định hướng nghị quyết. GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 124 triệu đồng/người/năm, tương đương khoảng 5.300 USD, tăng hơn 1,7 lần so với năm 2015, gấp 1,7 lần so với cả nước. Cơ cấu lao động dịch chuyển mạnh mẽ từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực công nghiệp và dịch vụ.

    – Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, cạnh tranh minh bạch, bình đẳng hơn, tạo điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển. Kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ và đa dạng, đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội, thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh với nhiều dự án được cấp mới và bổ sung tăng vốn thuộc các tập đoàn lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, thuộc những ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên phát triển của tỉnh, góp phần đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Công tác hỗ trợ DN cũng được quan tâm thực hiện, tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo được khơi dậy mạnh mẽ, được người dân và doanh nghiệp hưởng ứng và tích cực tham gia triển khai với nhiều hoạt động phong phú và hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 41 ngàn DN được thành lập và hoạt động với tổng vốn đăng ký trên 300 ngàn tỷ đồng.

    – Trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu, Đồng Nai đã vươn lên trở thành một trong những tỉnh đứng đầu cả nước, đặc biệt, những năm gần đây, xuất siêu của Đồng Nai luôn là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước, với giá trị xuất siêu từ 2-3 tỷ USD.

    * Xây dựng, nâng cấp hàng loạt đô thị: 

    Đầu tiên phải nói đến là TP.Biên Hòa, đô thị trung tâm của Đồng Nai, đi lên từ những bộn bề gian khó sau ngày giải phóng, đô thị Biên Hòa nay đã khoác lên mình “tấm áo” mới năng động. Nằm ở cửa ngõ Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ, là một trong 3 trục tam giác tăng trưởng TP.HCM – Biên Hòa – Vũng Tàu, những năm qua, hàng loạt công trình, dự án lớn đã được đầu tư xây dựng như: cầu An Hảo, cầu Hóa An… đã góp phần tạo nên một đô thị Biên Hòa hiện đại và giàu sức sống. Biên Hòa đã được Chính phủ công nhận là đô thị loại I từ năm 2016. Từ ngày 1-7-2019, 6 xã của thành phố tiếp tục được nâng cấp thành phường, như vậy đơn vị hành chính của TP.Biên Hòa gồm 29 phường, 1 xã. 

    – Trong quy hoạch Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, TP.Long Khánh sẽ trở thành đô thị loại II vào năm 2025 và là một đô thị xanh, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững.

    – Sau nhiều năm phấn đấu, 2 huyện Thống Nhất và Nhơn Trạch đã được công nhận có TT.Dầu Giây và Hiệp Phước. TT.Dầu Giây (H.Thống Nhất) được coi là đô thị “cửa ngõ” của giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vì có các tuyến giao thông huyết mạch đi qua như: quốc lộ 1, quốc lộ 20, đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, tuyến đường sắt Bắc – Nam. Trong khi đó, TT.Hiệp Phước (H.Nhơn Trạch) được xem là thị trấn của công nghiệp, dịch vụ do trên địa bàn và khu vực xung quanh có nhiều khu công nghiệp và là nơi tập trung dân cư từ nơi khác đến sinh sống và làm việc.

    – Cũng trong năm 2019, các thị trấn của 2 huyện Long Thành và Trảng Bom được Bộ Xây dựng công nhận đạt tiêu chí đô thị loại IV. Đây là 2 thị trấn quan trọng tạo nên mảng ghép hoàn thiện cho khu vực phát triển mạnh về đô thị của Đồng Nai kéo dài từ TP.Biên Hòa qua H.Long Thành, H.Nhơn Trạch nối với H.Trảng Bom, Dầu Giây, TP.Long Khánh. Khu vực này cũng là khu vực chính được định hình để phát triển đô thị Đồng Nai trong tương lai. 

    ⇒ Việc nâng cấp các đô thị sẽ là động lực cho các địa phương tiếp tục đề ra các giải pháp thiết thực để phát triển trong thời gian tới, đưa Đồng Nai trở thành một trong những tỉnh đầu tàu trong phát triển kinh tế, xã hội của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Để sự phát triển được bền vững, các đô thị trong tỉnh phải có sự liên kết, hài hòa chung trong tổng thể quy hoạch vùng, cùng nỗ lực triển khai các dự án đã được quy hoạch, tạo diện mạo mới, sức sống mới cho tương lai. 

    √ Đặc điểm dân cư xã hội ở tỉnh Đồng Nai:

    _ Cùng với sự phát triển của TP.Biên Hòa, đầu tháng 6-2019, Long Khánh đã tổ chức lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập 5 phường và nâng cấp TX.Long Khánh trở thành TP.Long Khánh, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch đề ra.

    – TP.Long Khánh có tổng diện tích gần 192km2, dân số trên 171 ngàn người và có 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 11 phường, 4 xã. Trong đó, 5 xã vừa được nâng cấp lên phường là Xuân Lập, Xuân Tân, Bảo Vinh, Suối Tre và Bàu Sen.

    -Tính đến năm 2019, dân số toàn tỉnh Đồng Nai đạt 3.097.107 người, mật độ dân số đạt 516,3 người/km², dân số thành thị chiếm 48.4%, dân số nông thôn chiếm 51.6%. Đây cũng là tỉnh đông dân nhất vùng Đông Nam Bộ với hơn 3 triệu dân (nếu không tính Thành phố Hồ Chí Minh). Đây là tỉnh có dân số đông thứ nhì ở miền Nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh), đông thứ 5 cả nước (sau Thành phố Hồ Chí MinhHà NộiThanh HóaNghệ An) và có dân số đô thị đứng thứ 4 cả nước (sau Thành phố Hồ Chí MinhHà Nội và Bình Dương). Tỉnh có diện tích lớn thứ nhì ở Đông Nam Bộ (sau Bình Phước) và thứ ba ở miền Nam (sau Bình Phước và Kiên Giang). Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Đồng Nai có 51 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó người Kinh có 2.311.315 người, người Hoa có 95.162 người, người Nùng có 19.076 người, người Tày có 15.906 người, người Khmer có 7.059 người, còn lại là những dân tộc khác như MườngDaoChămThái… Ít nhất là người Si La và Ơ Đu chỉ có một người[23]…Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2020 là hơn 37%.

    Bình luận

Viết một bình luận