Hiện nay, nhà nước ta có những việc làm nào để khuyến khích, bồi dưỡng người tài?
cần gấp í ạ, chiều thi rui ????????
0 bình luận về “Hiện nay, nhà nước ta có những việc làm nào để khuyến khích, bồi dưỡng người tài? cần gấp í ạ, chiều thi rui ????????”
Nên xác lập sự cần thiết và căn cứ ban hành chiến lược về thu hút, trọng dụng nhân tài dựa trên 5 lý do trụ cột sau đây:
Thứ nhất: Thực tiễn lịch sử nhân loại và lịch sử đất nước đều chứng minh rằng,nhân tàilà yếu tố căn bản, gốc rễ để thay đổi diện mạo quốc gia, dân tộc. “Chiếu lập học” của Hoàng đế Quang Trung, do Nguyễn Thiếp phụng soạn có viết: “Lập quốc dĩ giáo học vi tiên/Bình trị dĩ nhân tài vi bản” là vì vậy. Các quốc gia trong khu vực châu Á thuộc nhóm NICs ở cuối thế kỷ trước (các nước công nghiệp mới) đều bắt đầu kiến tạo nền tảng phát triển của quốc gia từ chính sách trọng dụng nhân tài.
Thứ hai: Trọng dụng nhân tài là yếu tố truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Ngay trong truyền thuyết về triều đại Hùng vương đã đề cập đến truyện Thánh Gióng và ở đó có việc nhà vua sai sứ giả đi khắp hang cùng, ngõ hẻm của mọi miền đất nước mời gọi nhân tài ra giúp dân, cứu nước, đánh giặc Ân. Các triều đại về sau, từ Lý, Trần, Lê cho đến triều Nguyễn thường xuống “Chiếu cầu hiền”, gắn với các kỳ thi tam trường, với 4 môn thi và quy chế rất khắt khe (Kinh sách, chế chiếu, thi phú, văn sách) để phát hiện, thực bồi và trọng dụng nhân tài.
Thứ ba: Nhân tài là tài nguyên đặc biệt, là kết tinh hồn cốt của dân tộc, mà Thân Nhân Trung gọi là “nguyên khí quốc gia”. Các bậc thánh đế, minh vương nhờ vào việc trọng dụng nhân tài mà xây dựng quốc gia thịnh trị, vững bền. Đó là thực tiễn có tính quy luật cầm quyền. Tài năng của nhân tài chính là lực lượng vật chất mà giai cấp nắm quyền thống trị luôn biết nắm giữ để kiến tạo xã hội.
Thứ tư: Đến thời đại Hồ Chí Minh, ngay sau khi tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà không lâu, Hồ Chủ tịch đã đăng công thư trên báo Cứu quốc, giao Ủy ban hành chính các cấp tìm kiếm nhân tài ra giúp nước. Quan điểm có tính nền móng của Cụ Hồ về nhân tài, “đó là những người thực sự yêu nước, thương nòi”, đem hết tài năng sức lực cống hiến cho Tổ quốc. Chính phủ đầu tiên do Hồ Chí Minh đề nghị Nghị viện nhân dân bầu ra bao gồm những nhân tài không phân biệt đảng phái chính trị, nguồn gốc xuất thân, miễn là vì dân, vì nước.
Thứ năm: Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về thu hút và trọng dụng nhân tài đã có từ trước đến nay, nhưng chưa được xây dựng thành chiến lược quốc gia hoàn chỉnh, chưa được thể chế hoá bằng một văn bản ở tầm đạo luật (như Chiếu Cầu hiền xưa kia) có đủ sức thuyết phục và sức mạnh cưỡng chế thi hành trên phạm vi cả nước.
Nên xác lập sự cần thiết và căn cứ ban hành chiến lược về thu hút, trọng dụng nhân tài dựa trên 5 lý do trụ cột sau đây:
Thứ nhất: Thực tiễn lịch sử nhân loại và lịch sử đất nước đều chứng minh rằng, nhân tàilà yếu tố căn bản, gốc rễ để thay đổi diện mạo quốc gia, dân tộc. “Chiếu lập học” của Hoàng đế Quang Trung, do Nguyễn Thiếp phụng soạn có viết: “Lập quốc dĩ giáo học vi tiên/Bình trị dĩ nhân tài vi bản” là vì vậy. Các quốc gia trong khu vực châu Á thuộc nhóm NICs ở cuối thế kỷ trước (các nước công nghiệp mới) đều bắt đầu kiến tạo nền tảng phát triển của quốc gia từ chính sách trọng dụng nhân tài.
Thứ hai: Trọng dụng nhân tài là yếu tố truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Ngay trong truyền thuyết về triều đại Hùng vương đã đề cập đến truyện Thánh Gióng và ở đó có việc nhà vua sai sứ giả đi khắp hang cùng, ngõ hẻm của mọi miền đất nước mời gọi nhân tài ra giúp dân, cứu nước, đánh giặc Ân. Các triều đại về sau, từ Lý, Trần, Lê cho đến triều Nguyễn thường xuống “Chiếu cầu hiền”, gắn với các kỳ thi tam trường, với 4 môn thi và quy chế rất khắt khe (Kinh sách, chế chiếu, thi phú, văn sách) để phát hiện, thực bồi và trọng dụng nhân tài.
Thứ ba: Nhân tài là tài nguyên đặc biệt, là kết tinh hồn cốt của dân tộc, mà Thân Nhân Trung gọi là “nguyên khí quốc gia”. Các bậc thánh đế, minh vương nhờ vào việc trọng dụng nhân tài mà xây dựng quốc gia thịnh trị, vững bền. Đó là thực tiễn có tính quy luật cầm quyền. Tài năng của nhân tài chính là lực lượng vật chất mà giai cấp nắm quyền thống trị luôn biết nắm giữ để kiến tạo xã hội.
Thứ tư: Đến thời đại Hồ Chí Minh, ngay sau khi tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà không lâu, Hồ Chủ tịch đã đăng công thư trên báo Cứu quốc, giao Ủy ban hành chính các cấp tìm kiếm nhân tài ra giúp nước. Quan điểm có tính nền móng của Cụ Hồ về nhân tài, “đó là những người thực sự yêu nước, thương nòi”, đem hết tài năng sức lực cống hiến cho Tổ quốc. Chính phủ đầu tiên do Hồ Chí Minh đề nghị Nghị viện nhân dân bầu ra bao gồm những nhân tài không phân biệt đảng phái chính trị, nguồn gốc xuất thân, miễn là vì dân, vì nước.
Thứ năm: Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về thu hút và trọng dụng nhân tài đã có từ trước đến nay, nhưng chưa được xây dựng thành chiến lược quốc gia hoàn chỉnh, chưa được thể chế hoá bằng một văn bản ở tầm đạo luật (như Chiếu Cầu hiền xưa kia) có đủ sức thuyết phục và sức mạnh cưỡng chế thi hành trên phạm vi cả nước.