I. Khoanh vào câu trả lời đúng
1, KHÍ HẬU BẮC MĨ ĐA DẠNG VÀ CÓ SỰ PHÂN HÓA:
A. Theo chiều Bắc – Nam B. Theo chiều Đông-Tây
C. Cả hai đều đúng D. Cả hai đều sai
2, KHU VỰC DÂN CƯ THƯA THỚT NHẤT Ở NAM MĨ LÀ:
A.Vùng núi An – đét B. Vùng ven biển Thái Bình Dương
C.Vùng đồng bằng amazon D. Vùng đông nam Brazin
3, SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG XÃ HỘI NAM MĨ NHẤT TRONG LĨNH VỰC:
A. Số lượng người giàu đông B.Phân chia ruộng đất canh tác
C. Phân biệt chủng tộc D. Phân biệt đối xử người da đen
3, KHU VỰC TRUNG VÀ NAM MĨ BAO GỒM:
A. Quần đảo trong biển Caribe và lục địa Nam Mĩ
B.Eo đất Trng Mĩ và lục địa Nam Mĩ
C.Eo đất Trung Mĩ và vùng đảo Ăng – ti
D. Vùng đảo Ăng- ti , Eo đất Trung Mĩ và lục địa Nam Mĩ
4, CHÂU MĨ NẰM HOÀN TOÀN Ở BÁN CẦU?
A. Bắc C. Nam
B. Đông D. Tây
5, CHÂU MĨ KHÔNG TIẾP GIÁP VỚI ĐẠI DƯƠNG NÀO?
A. Thái Bình Dương B. Bắc Băng Dương
C. Ấn Độ Dương D. Đại Tây Dương
1.Khu vực địa hình của Bắc Mĩ và Nam Mĩ
2. Nền công nghiệp của Bắc Mĩ
3. Qúa trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ có gì khác so với Trung và Nam Mĩ
1. C. Cả hai đều đúng
2. A.Vùng núi An – đét
3. D. Phân biệt đối xử người da đen
3. A. Quần đảo trong biển Caribe và lục địa Nam Mĩ
4. A. Quần đảo trong biển Caribe và lục địa Nam Mĩ
5. C. Ấn Độ Dương
1.
Địa hình Bắc Mĩ:
– Chia làm 3 khu vực rõ rệt:
+ Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây: cao, đồ sộ, hiểm trở và có nhiều khoáng sản.
+ Miền đồng bằng ở giữa: rộng lớn, hình lòng máng khổng lồ và có nhiều hồ lớn, sông dài.
+ Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông: gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo và dãy núi A-pa-lat.
Địa hình Nam Mĩ:
– Chia làm 3 khu vực địa hình:
+ Miền núi trẻ ở phía tây, điển hình là dãy An-đet: Cao, đồ sộ nhất châu Mĩ. Giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên.
+ Miền đồng bằng ở giữa: Cao dần về phía dãy An-đet, gồm chuỗi các đồng bằng rộng lớn như đồng bằng A-ma-dôn, Pam-pa, La-pla-ta,… Đồng bằng A-ma-dôn rộng và bằng phẳng nhất thế giới.
+ Các sơn nguyên ở phía đông, điển hình là sơn nguyên Guy-a-na và Bra-xin đc hình thành từ lâu đời: Sơn nguyên Guy-a-na là 1 miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng. Sơn nguyên Bra-xin có bề mặt bị cắt xẻ. Rìa phía đông sơn nguyên có các dãy núi xen các cao nguyên.
Đặc điểm chung:
– Có cấu trúc địa hình: miền núi trẻ ở phía tây, miền đồng bằng ở giữa, miền sơn nguyên và núi già ở phía đông.
2. * Đặc điểm công nghiệp Bắc Mĩ:
– Phát triển cao hàng đầu thế giới, đặc biệt là Hoa Kì và Canađa.
– Công nghiệp chế biến giữ vai trò chủ đạo.
– Phân bố ven biển Caribê, ven Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.
3. Khác nhau : – Đô thị hoá của Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và lâu dài nên ít có những tiêu cực. – Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói… nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực.
1C. 2A. 3B. 4D. 5C. 3. Bắc Mỹ: tỷ lệ dân đô thị cao trên 75% các thành phố lớn tập trung ở phía Nam của hồ lớn và ven Đại Tây Dương ( có hai giải siêu đô thị lớn từ BÔ-XTƠ đến OA- SINH- TƠ và từ SI-CA-GO đến Mô- trên-an. Vào sâu trong nội địa mạng lưới đô thị thưa thớt. Nam Mỹ: tốc độ đô thị hóa cao khoảng 75% dân cư sống ở đô thị. Đô thị hóa tự phát không tương ứng
với trình độ kinh tế gây ra nhiều khó khăn ( thiếu ăn, mặc, ở,… Ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường,..). Có
nhiều đô thị lớn:…..