Kể tên những hành vi xâm phạm quyền trẻ em mà em biết. Chúng ta cần làm gì để ngăn chặn những hành vi đó? Theo em, tai nạn giao thông sảy ra là do nhữ

Kể tên những hành vi xâm phạm quyền trẻ em mà em biết. Chúng ta cần làm gì để ngăn chặn những hành vi đó?
Theo em, tai nạn giao thông sảy ra là do những nguyên nhân nào? Nguyên nhân nào là phổ biến nhất?
Trình bày đặc điểm để nhận biết biển báo cấm, biển báo nguy hiểm và biển báo hiệu lệnh, nêu những quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em

0 bình luận về “Kể tên những hành vi xâm phạm quyền trẻ em mà em biết. Chúng ta cần làm gì để ngăn chặn những hành vi đó? Theo em, tai nạn giao thông sảy ra là do nhữ”

  1. 1 ) -những hành vi xâm phạm quyền trẻ em mà em biết là : 

    + Bắt cóc trẻ em 

    + Đánh đập trẻ em 

    + Bỏ rơi trẻ em

    – Chúng ta cần làm gì để ngăn chặn những hành vi đó là : 

    – Xử lý  các hành vi xâm hại trẻ em

    + Lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em

    2 )- tai nạn giao thông sảy ra là do những nguyên nhân :

    – Do ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt

    – Đường xấu và hẹp

    – Người tham gia giao thông đông

    – Phương tiện giao thông không bảo đảm an toàn

    → Nguyên nhân phổ biến nhất là do ý thức của con người giao thông chưa tốt

    3 ) – biển báo cấm: Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen

    – biển báo nguy hiểm:  Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen

    – biển báo hiệu lệnh  : có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng.

    nêu những quy định của pháp luật đối với người đi bộ là 

    – Phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường;

    – Chỉ được qua đường ở những nơi có: Đèn tín hiệu, vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

    – Phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường tại nơi không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ;

    những quy định của pháp luật đối với người  đi xe đạp

    + Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng;

    + Không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác;

    + Không sử dụng ô, điện thoại di động;

    + Không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, mang vác và chở vật cồng kềnh;

    + Không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.

    Bình luận
  2. – Những hành vi xâm phạm quyền trẻ em như:

    + Bóc lột sức lao động.

    + Đánh đập trẻ em.

    + Ngăn không cho trẻ em có được giao lưu với đời sống bên ngoài.

    + Xâm hại trẻ em.

    + ….

    => Chúng ta cần tuyên truyền về quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em, …. để ngăn chặn hành động trên.

    – Theo em tai nạn giao thông có nhiều lí do như:

    + Đường xấu.

    +Ý thức của người tham gia

    + Kiến thúc về an toàn giao thông

    + ……….

    Tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là do ” Ý thức của người đi dường”

    -Các biển báo

    + Nhóm biển báo cấm

    Đặc điểm: hình tròn – viền đỏ – nền trắng – hình vẽ màu đen

    Tác dụng: loại biển báo này biểu thị các điều cấm, tức không được phép làm; bắt buộc lái xe phải tuyệt đối chấp hành các điều đã được báo trên biển.

    +Nhóm biển báo nguy hiểm

    Đặc điểm: hình tam giác đều – viền đỏ – nền vàng – hình vẽ màu đen

    Tác dụng: loại biển báo này cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên tuyến đường phía trước để lái xe biết được sự nguy hiểm đó nhằm phòng ngừa. Khi gặp biển báo này, lái xe phải giảm tốc độ.

    + Nhóm biển báo hiệu lệnh

    Đặc điểm: hình tròn – nền xanh – hình vẽ màu trắng

    Tác dụng: loại biển báo này báo các hiệu lệnh yêu cầu lái xe phải thi hành theo

    -Quy định

    + Đối với người đi bộ:

    *Phải đi trên lề dường dành cho ngừoi đi bộ hoặc vỉa hè với trường hợp không có vỉa hè thì phải đi vào lề bên phải

    * Sang đường phải đi qua cầu vượt hoặc vạch đi bộ

    + Đối với đi xe đạp

    * Đi bên lề bên phải và đi vào đường để đi xe đạp

    * Trẻ dứoi 12 tuổi không được đi xe ngừoi lớn

    * Không lạng lách đánh võng

    * Không cầm điện thoại, cầm dù

    + Đối với trẻ em

    * Trẻ em dưới 6 tuổi qua đường phải có người lớn

    * Trẻ trên 6 tuổi phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy

    * Trẻ dứoi 12 tuổi không được đi xe ngừoi lớn

     Chúc bạn học tốt nha #xin câu trả lời hay nhất

    Bình luận

Viết một bình luận