khái niệm hiến pháp?nội dung cơ bản của hiến pháp?

khái niệm hiến pháp?nội dung cơ bản của hiến pháp?

0 bình luận về “khái niệm hiến pháp?nội dung cơ bản của hiến pháp?”

  1. Khái niệm: Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp .
    * Hiến pháp gồm 147 điều, chia làm 12 chương.
    Chương I: CHXHCNVN – Chế độ chính trị: gồm 14 điều. (Từ điều 1- 14).
    Chương II: Chế độ kinh tế: gồm 15 điều (Điều 15- 29).
    Chương III: VH-GD, KH, Công nghệ: 14 điều (Điều 30- 43).
    Chương IV: Bảo vệ tổ quốc XHCN: 5 điều (Điều 44- 48).
    Chương V: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của CD: 34 điều (Điều 49- 82).
    Chương VI: Quốc Hội: 18 điều (Điều 83- 100)
    Chương VII: Chủ Tịch Nước: 8 điều (Điều 101- 108)
    Chương VIII: Chính phủ: 8 điều (Điều 109-117)
    Chương IX: HĐND&UBND: 8 điều (Điều 118-125)
    Chương X: TAND&VKSND: 15 điều (Điều 126-140)
    Chương XI: Quốc kỳ, Quốc huy,Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh.5  điều (Điều 141-145).
    Chương XII: Hiệu lực của Hiến pháp& việc sửa đổi Hiến pháp:2 điều (điều 146-147)

    Bình luận
  2. Hiến pháp là Hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quy định các vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như: hình thức và bản chất nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.

    Nội dung của hiến pháp có thể hiểu là tất cả những gì cần phải được quy định trong hiến pháp. Trong khoa học pháp lý còn một thuật ngữ có rất nhiều điểm tương đồng với nội dung của hiến pháp, đó là đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp. Đối tượng điều chỉnh của một văn bản pháp luật, cũng như của một ngành luật nói chung bao giờ cũng là vấn đề cơ bản của khoa học pháp lý. Thuật ngữ “đối tượng điều chỉnh” của hiến pháp nói riêng cũng như của các văn bản pháp luật khác nói chung có tính khái quát cao hơn thuật ngữ “nội dung”. Nhưng nếu là nội dung cơ bản thì giữa chúng có nhiều điểm tương đồng hơn, hay nói cách khác, giữa chúng hầu như không có gì phân biệt. “Nội dung cơ bản” là thuật ngữ có tính chất phổ thông, còn đối tượng điều chỉnh là thuật ngữ có tính chất chuyên ngành của luật học

    Bình luận

Viết một bình luận