khi nào vật có cơ năng? khái niệm về thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, động năng? lấy ví dụ minh họa

khi nào vật có cơ năng? khái niệm về thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, động năng? lấy ví dụ minh họa

0 bình luận về “khi nào vật có cơ năng? khái niệm về thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, động năng? lấy ví dụ minh họa”

  1. Đáp án:

    1. Cơ năng là gì?
      – Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học, ta nói vật đó có cơ năng. Vật có khả năng thực hiện công càng lớn thì cơ năng của vật càng lớn.
      – Đơn vị của cơ năng là Jun (J)
      2. Thế năng:
      – Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn.
      – Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
      – Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
      Chú ý: Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn của vật bằng 0. (thường chọn mặt đất làm mốc).

    Giải thích các bước giải:

     

    Bình luận
  2. -Vật có cơ năng khi vật đó có khả năng sinh công

    -Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất,hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc là thế năng hấp dẫn

    -Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi

    -Cơ năng của vật do chuyển động gọi là động năng

     

    Bình luận

Viết một bình luận