Theo một nghiên cứu mới đậy đã chứng minh, cách sử dụng bài bản những bài nhạc “hit” vào quảng cáo là yếu tố vô cùng quan trọng để thúc đẩy sự mua hàng của người tiêu dùng.
Sử dụng những bài hát đang thịnh hành được chú trọng trong quảng cáo hiện đại, mang lại nhiều lợi ích như gia tăng sự chú ý, nâng cao cảm xúc và tạo được ấn tượng với người xem cao hơn 20%, đồng thời mang lại hiệu quả đáng kể sau nhiều lần xem.
Thông tin này xuất phát từ một báo cáo gần đây của Tiến sĩ Bradly Vines, giám đốc khoa thần kinh tại châu Âu của Nielsen Music, ông cho biết mặc dù các công ty quảng cáo có thể phải trả giá cao để sử dụng các bài hát nhạc pop đang thịnh hành trong quảng cáo của họ, tuy nhiên chi phí đó có thể rất xứng đáng.
Ông cho rằng, miễn là bài nhạc không làm lu mờ giá trị thương hiệu hoặc gây ra các vấn đề tiêu cực thì việc áp dụng những bài hát phổ biến thúc đẩy nhu cầu mua hàng hơn nhiều lần so với quảng cáo được nghe nhìn khác.
Vines cũng nhấn mạnh sự thành công này có liên quan đến ảnh hưởng từ những người nổi tiếng thể hiện ca khúc: “Điều này làm cho sản phẩm quảng cáo trở nên nổi bật hơn, nó báo hiệu cho người tiêu dùng rằng có ít rủi ro khi sử dụng những sản phẩm mới.
Một bài hát nổi tiếng cũng có thể mang lại thông điệp uy tín cho quảng cáo, nếu âm nhạc tạo sự kết nối với các nghệ sĩ nổi tiếng – những người được xem như nhà dẫn đầu về xu hướng văn hoá.”
Vines đã tiến hành khảo sát bằng cách đo điện não đồ của các đối tượng tham gia thử nghiệm (EEG), lấy chỉ số từng giây trong quá trình theo dõi quảng cáo và sau đó tính tổng điểm và thu thập dữ liệu về hiệu quả quảng cáo. Ông giải thích cho Billboard rằng kết quả việc đo lường là thu hút sự chú ý, thay đổi cảm xúc và kích thích bộ nhớ.
Brian Monaco, chủ tịch và giám đốc tiếp thị toàn cầu của Sony / ATV nói: “Nếu bạn đang xem quảng cáo 30 giây, thì 20 giây trong đó hầu như sẽ được lồng tiếng, vì vậy thời gian rất giới hạn và họ chỉ có khoảng 12-15 giây để thu hút sự chú ý của mọi người.
Nếu bạn có thể đặt một bài hát trong đó khiến mọi người dừng lại và quay lại xem ti vi và đi: “Ồ đợi chút, tôi biết bài hát này, đây là gì vậy nhỉ?.” Việc áp dụng này hoàn toàn hiệu quả, và thúc đẩy người xem có hành đông cụ thể sau đó.
Nghiên cứu của Nielsen cũng lưu ý rằng điểm số “tiếp nhận” trong thần kinh của họ – được tính bằng cách xem xét một điểm tổng hợp dựa trên EEG, đo cảm xúc, trí nhớ và sự chú ý qua ba lần xem tăng đáng kể so với việc nghe các bài nhạc pop trong nhiều lần. EEG càng cao hơn, nó cho thấy quảng cáo càng hấp dẫn với nhiều lượt xem tiếp theo. Vines không tiết lộ những bài hát chính xác được sử dụng trong các bài kiểm tra, ông chỉ nói với Billboard rằng đó là những bài hát được biết nhiều.
Eric Sheinkop, tác giả của cuốn sách :”How Music Builds Value for the World’s Smartest Brands and Return of the Hustle” cho biết: Nghệ thuật tiếp thị với âm nhạc có thể ảnh hưởng tới người nghe về khía cạnh nhận thức, sinh lý và xã hội. Cơ thể của chúng ta phản ứng với âm nhạc một cách mạnh mẽ, thậm chí âm nhạc có thể khiến nhịp tim thay đổi hoặc sản sinh ra mức dopamine trong não cao hơn khi quan hệ tình dục hoặc dùng chất kích thích.
“Nếu bạn chỉ nghĩ về nó từ quan điểm thể chất, cơ thể của bạn phản ứng như thế nào với âm nhạc, thì lý do đó cũng đủ mạnh mẽ rồi. Nó có thể làm chậm nhịp tim của bạn, khiến bạn hứng thú, khiến bạn lo lắng.”
Nhưng về khía cạnh xã hội, Sheinkop cũng chống lại bất kỳ sự thống trị nào của bất kì bài hát phổ biên nào. Ông chia sẻ, bằng cách giúp người xem khám phá ra một loại âm nhạc mới, thương hiệu của bạn sẽ bắt đầu đóng một vai trò rất tích cực trong cuộc sống của một ai đó, dẫn đến nhận thức và lòng trung thành của khách hàng, thúc đẩy bước phát triển vượt bậc là truyền bá về thương hiệu .
Eric Johnson, nhà sản xuất âm nhạc tích hợp của SVP tại McCann Erickson, khẳng định rằng không có quy tắc kiên định nào được áp dụng cho hoạt động tiếp thị. Ngân sách và thời hạn luôn chặt chẽ và bài hát tốt nhất cho quảng cáo phải truyền tải những câu chuyện mà thương hiệu mong muốn mang đến với xã hội: “Không bao giờ có câu trả lời chính xác, mỗi lần đều khác nhau và nó là loại mô-đun có thể tùy biến bất cứ lúc nào.”
Trong khi việc chọn lọc những quảng cáo trong quá khứ thường dựa vào cảm nhận và bản năng, Johnson nói rằng các nhà quảng cáo như ông đang làm việc để loại bỏ các nguy cơ đó bằng cách đưa dữ liệu vào quá trình quyết định và đem ý kiến của những người nổi tiếng để ảnh hưởng đến một nhóm đối tượng cụ thể.
Với các nghệ sĩ đóng vai trò là người dẫn dắt đến quyết định mua hàng: Họ có thoải mái với những gì người tiêu dùng nhận thức họ như là đại sứ thương hiệu cho sản phẩm? Monaco nói rằng đó là một vấn đề ông thường xuyên phải giải quyết. Một giải pháp khả thi là lấy giọng hát ra và biến hóa trên một phiên bản ít được chú ý hơn.
Nhiều người phản đối giải pháp này vì cho rằng mỗi dự án mỗi nghệ sĩ khác sẽ không đem lại sự chú ý, còn Johnson giải thích: “bạn cần biết phản ứng thường thấy đầu tiên của khách hàng là xem quảng cáo, còn phản ứng mới lạ khác là nhận thức được rằng âm nhạc mà họ yêu thích đã vượt ra khỏi những phạm vi thường thấy như SoundCloud, Youtube…”
Giả sử một quảng cáo thiếu ngân sách, giải pháp sẽ là thu âm những ca khúc cũ, giống như cách mà Monaco giúp nhạc sĩ Gary Clark Jr. cover lại ca khúc kinh điển “Come Together” của ban nhạc The Beatles.
Bài hát này không chỉ là nhạc phim Justice League mà trở thành một trong những bài hit của Clark Jr., đứng ở vị trí thứ 7 trên bảng xếp hạng Billboard Hot Rock Song. Chiến lược này đồng thời mang đến sự quen thuộc nhưng mới lạ và thú vị, cho cả khán giả trẻ và già.
Sheinkop cho biết: “cách để kết nối cả hai thế hệ là sử dụng bài hát cũ để cover lại theo phiên bản electro hay hip-hop. Một mũi tên trúng hai đích, bạn vừa chiếm được cảm tình từ cả hai thế hệ, hơn thế nữa là thanh thiếu niên không chỉ nghe bài hát này qua quảng cáo, họ nghe chúng đều đặn mỗi ngày và ở bất cứ nơi đâu. Vậy giá trị thực sự nằm ở đâu?”
(Nguồn: billboard)