Lợi nhuận ròng là gì? Giải pháp tăng lợi nhuận ròng

Lợi nhuận ròng là thuật ngữ mà bất cứ người làm kinh tế nào cũng cần biết. Nó gắn liền với sự phát triển, kết quả kinh doanh của cả một tập thể, doanh nghiệp. Nhưng liệu bạn đã thật sự hiểu rõ bản chất của lợi nhuận ròng là gì? Cách xác định chỉ số này như thế nào và làm sao để tăng lợi nhuận? Tất cả những câu hỏi mà bất kỳ người quản lý nào cũng quan tâm sẽ được mTrend Việt Nam giải đáp ngay trong bài viết này. 

Lợi nhuận ròng là gì?

Net profit hay còn gọi là lợi nhuận ròng là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp hướng đến
Net profit hay còn gọi là lợi nhuận ròng là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp hướng đến

Lợi nhuận ròng có tên gọi quốc tế là net profit. Đây là thuật ngữ của ngành tài chính – kế toán, dùng để chỉ phần chênh lệch giữa tổng doanh thu trong kỳ và các khoản chi phí của doanh nghiệp.

Công thức xác định lợi nhuận ròng là gì?

Lợi nhuận ròng bằng lợi nhuận trừ đi các khoản chi phí và thuế
Lợi nhuận ròng bằng lợi nhuận trừ đi các khoản chi phí và thuế

Để xác định lợi nhuận ròng, bạn áp dụng các công thức liên quan sau: 

Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp – Các khoản chi phí quản lý và bán hàng… – Các loại thuế phải nộp

Trong đó: 

  • Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần (Net Sales) – Giá vốn hàng hóa, dịch vụ (Cost of good sold)
  • Giá vốn bán hàng = Tổng các chi phí dùng để sản xuất hàng hóa, dịch vụ

Về bản chất, lợi nhuận ròng chính là phần còn lại sau khi lấy tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản chi phí, thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ. Áp dụng nguyên tắc này, bạn có thể dễ dàng xác định con số chính xác.

>> Xem thêm: Top 5 đồng tiền điện tử mạnh nhất nên đầu tư

Vai trò của lợi nhuận ròng đối với doanh nghiệp

CEO cần nắm rõ chỉ số lợi nhuận ròng để xác định tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
CEO cần nắm rõ chỉ số lợi nhuận ròng để xác định tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Lợi nhuận ròng là một chỉ tiêu trong báo cáo tài chính và được những người quản lý doanh nghiệp rất quan tâm. Nó là căn cứ để đánh giá đơn vị bạn có đang kinh doanh, hoạt động hiệu quả hay không. 

Theo đó, nếu chỉ số lợi nhuận sau khi trừ các khoản thuế liên quan càng lớn thì kết quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Ngược lại, khi chỉ số này nhỏ hoặc bằng không chứng tỏ đơn vị bạn đang làm ăn kém hiệu quả, thậm chí là lỗ vốn, đứng trước nguy cơ phá sản. 

Dựa vào chỉ số lợi nhuận ròng, các nhà quản lý có thể xác định được thực trạng doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra định hướng, giải pháp mới vực dậy toàn bộ hệ thống trước những dấu hiệu bất thường từ báo cáo tài chính.

>> Xem thêm: Top 6 kênh đầu tư tài chính hiệu quả không nên bỏ qua

Cách tăng lợi nhuận ròng

Lợi nhuận ròng là gì, làm cách nào để tăng chỉ số lợi nhuận ròng?
Lợi nhuận ròng là gì, làm cách nào để tăng chỉ số lợi nhuận ròng?

Tăng lợi nhuận ròng luôn là mục tiêu của sự phát triển. Nhưng bạn cần hiểu rõ mỗi ngành nghề sẽ có đặc điểm riêng. Chính vì vậy, lợi nhuận ròng của chúng cũng không giống nhau. 

Bên cạnh việc xác định chỉ số theo công thức được hướng dẫn như trên, bạn cần biết cách phân tích, so sánh các số liệu. Đánh giá theo tình hình thực trạng, bình quân của ngành và giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô trong một thời điểm nhất định.

Từ công thức: Lợi nhuận = Giá Trị x Thời Gian x Quy Mô

Chúng ta có thể rút ra được 3 giải pháp giúp tăng lợi nhuận, lợi nhuận ròng của doanh nghiệp là: 

  • Tăng giá trị: Nâng cao trình độ, chất lượng, chuyên môn để mang lại giá trị cao hơn (Giá trị này sẽ được xác định bằng tiền). 
  • Tăng thời gian: Hiểu đơn giản là kéo dài thời gian làm việc nhiều hơn so với hiện tại, nhưng điều này là không khả thi. Cách hiệu quả là ứng dụng máy móc, kỹ thuật hiện đại nâng cao năng suất lên 2-3 lần. 
  • Tăng quy mô: Mở rộng quy mô, hệ thống sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ để tiếp cận, phục vụ được nhiều hơn với khách hàng mục tiêu. 

Kết luận

Khi bước chân vào con đường làm kinh tế hay ngay cả các cá nhân đơn lẻ, lợi nhuận ròng chính là mục tiêu cuối cùng hướng tới. Bởi vậy, bạn cần hiểu rõ lợi nhuận ròng là gì, từ đó có những phương án, cách thức giúp nâng cao giá trị và mang lại hiệu quả kinh doanh như mong đợi.

Viết một bình luận