Mấy bạn ơi cho mình đề cương ôn tập môn Vật Lý lớp 6 năm 2019-2020 nha <3 <3 Mình lớp 6 nha

Mấy bạn ơi cho mình đề cương ôn tập môn Vật Lý lớp 6 năm 2019-2020 nha <3 <3 Mình lớp 6 nha

0 bình luận về “Mấy bạn ơi cho mình đề cương ôn tập môn Vật Lý lớp 6 năm 2019-2020 nha <3 <3 Mình lớp 6 nha”

  1. A. Đề bài kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6

    I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm)

    Câu 1: Dụng cụ nào dưới đây không được dùng để đo độ dài

    A. thước thẳng

    B. com pa

    C. thước dây

    D. thước cuộn.

    Câu 2: Giới hạn đo của một thước đo độ dài là:

    A. Độ dài giữa hai vạch chia trên thước.

    B. Độ dài nhỏ nhất mà thước đo được.

    C. Độ dài lớn nhất ghi trên thước.

    D. Độ dài của cái thước đó.

    Câu 3: Niu tơn không phải là đơn vị của:

    A. Trọng lượng riêng

    B. Trọng lượng

    C. Lực đàn hồi

    D. Trọng lực

    Câu 4: Người ta dùng một bình chia độ chứa 65 cm3 nước để đo thể tích của một viên bi thủy tinh. Khi thả viên bi vào bình, bi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100 cm3. Thể tích của viên bi là

    A. 165 cm3

    B. 65 cm3

    C. 35 cm3

    D. 145 cm3

    Câu 5: Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là

    A. 400 ml và 20 ml .

    B. 400 ml và 200 ml.

    C. 400 ml và 2 ml .

    D. 400 ml và 0 ml.

    Câu 6: Gió thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau?

    A. Lực căng.

    B. Lực hút.

    C. Lực kéo.

    D. Lực đẩy.

    Câu 7: Hai lực cân bằng là hai lực:

    A. Đặt vào một vật, cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ.

    B. Đặt vào một vật, cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ.

    C. Đặt vào hai vật, cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ.

    D. Đặt vào hai vật, cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ.

    Câu 8: Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là ứng dụng của máy cơ đơn giản?

    A. Búa nhổ đinh

    B. Kìm điện.

    C. Kéo cắt giấy.

    D. Con dao thái.

    Câu 9: Ở mặt đất, một quả nặng có trọng lượng 0,1N thì khối lượng của quả nặng gần bằng:

    A. 1000g

    B.100g

    C. 10g

    D. 1g

    Câu 10: Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 thì trọng lượng riêng của nước là

    A. 1000 N/m3

    B. 10000N/m3

    C. 100N/m3

    D. 10N/m3

    Câu 11: Một lít dầu hoả có khối lượng 800g, khối lượng của 0,5m3 dầu hoả là

    A. 400g

    B. 40kg

    C. 4kg

    D. 400kg

    Câu 12: Ở mặt đất,cân nặng của An là 30kg, cân nặng của Bình gấp 1,2 lần cân nặng của An. Vậy, trọng lượng của Bình là

    A. 3,6N

    B. 36kg

    C. 360N

    D. 360kg

    II. TỰ LUẬN (7 điểm)

    Câu 13 (2 điểm): Trình bày cách đo độ dài của một vật.

    Câu 14 (2 điểm):Trọng lực là gì? Cho biết phương, chiều và đơn vị của trọng lực?

    Câu 15 (3 điểm)

    a) Nói khối lượng riêng của sắt là 7800  có nghĩa là gì ?

    b) Một chiếc dầm sắt có thể tích là 350 dm3 . Tính khối lượng và trọng lượng của chiếc dầm sắt

    Chúc bn học tốt.

    Bình luận
  2. MÔN VẬT LÝ 6

    1. – Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là gì?

    + Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là mét, kí hiệu m.

    • Dụng cụ đo độ dài là gì ?

    + Dụng cụ đo độ dài thước.

    1. – Đơn vị đo thể tích thường dùng là gì ?

    + Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối, kí hiệu m3 và lít, kí hiệu l.

    • Kể tên 4 dụng cụ đo thể tích chất lỏng.

    + Bình chia độ, chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích.

    1. – Trình bày cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.

    + Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn :

    • Đổ chất lỏng vào bình chia độ và đọc giá trị thể tích chất lỏng trong bình : V1.
    • Thả chìm vật rắn vào chất lỏng đựng trong bình chia độ và đọc giá trị thể tích chung của chất lỏng và của vật rắn : V2.
    • Xác định thể tích của phần chất lỏng dâng lên đó là thể tích của vật : V = V2 – V1.

    + Cách đo thể tích vật rắn kh thấm nước bằng bình tràn :

    • Đổ chất lỏng vào đầy bình tràn và đặt bình chia độ dưới bình tràn.
    • Thả chìm vật rắn vào chất lỏng đựng trong bình tràn.
    • Đo thể tích phần chất lỏng tràn ra chính bằng thể tích của vật.
    1. – Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nước ta là gì ?

    + Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nước ta là kilôgam, kí hiệu kg.

    • Khối lượng của một vật chỉ gì ?

    + Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.

    • Dụng cụ đo khối lượng là gì ?

    + Dụng cụ đo khối lượng là cân.

    1. – Nêu khái niệm lực ? Cho ví dụ.

    + Khái niệm lực :

    • Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia.

    + VD :

    • Đầu tàu kéo các toa tàu chuyển động. Khi đó, đầu tàu đã tác dụng lực kéo lên các toa tàu.
    • Gió thổi làm cánh buồm căng lên. Khi đó, gió đã tác dụng lực đẩy lên cánh buồm.
    • Hai lực cân bằng là gì ? Cho ví dụ.

    + Hai lực cân bằng :

    • Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều và cùng tác dụng vào một vật.

    + VD :

    • Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang, chịu tác dụng của hai lực cân bằng là : lực hút của Trái Đất và lực nâng của mặt bàn.
    • Một em bé đang kéo sợi dây thừng buộc mũi trâu để lôi trâu đi, nhưng trâu không chịu đi. Sợi dây thừng bị căng ra. Sợi dây thừng đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng ; lực kéo của em bé và lực kéo của con trâu.
    1. – Lực tác dụng lên vật có thể gây ra những kết quả gì ? Lấy ví dụ minh hoạ cho mỗi trường hợp.

    + Lực tác dụng lên vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng hoặc đồng thời làm biến đổi chuyển động vật và làm biến dạng vật.

    + VD :

    • Dùng chân sút quả bóng, quả bóng lăn đi; chân ta đã tác dụng lên quả bóng một lực đẩy làm cho quả bóng bị biến đổi chuyển động.
    • Dùng tay bẻ viên phấn, viên phấn vở đôi; tay ta đã tác dụng lên viên phấn một lực đẩy làm cho quả bóng bị biến dạng.
    • Dùng tay ném quả bóng nhựa vào tường, quả bóng bay đi va vào tường và bị móp lại; tay ta đã tác dụng lên quả bóng một lực đẩy làm cho quả bóng vừa bị biến đổi chuyển động, vừa bị biến dạng.
    1. – Trọng lực là gì ? Trọng lượng là gì ? Cho biết phương, chiều của trọng lực ?

    + Trọng lực là lực hút của Trái Đất.

    + Trọng lượng là độ lớn (cường độ) của trọng lực.

    + Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.

    • Đơn vị lực là gì ?

    + Đơn vị lực là niutơn (N).

    1. – Thế nào là lực đàn hồi ? Nêu đặc điểm của lực đàn hồi.

    + Lực đàn hồi là lực mà vật đàn hồi khi biến dạng tác dụng vào vật làm cho nó biến dạng.

    + Đặc điểm của lực đàn hồi : Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.

    1. – Lực kế là gì ?

    + Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.

    • Viết công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật. Nêu tên và đơn vị của từng đại lượng trong công thức đó.

    + Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật :

    P = 10 . m

    + Tên và đơn vị của từng đại lượng trong công thức đó :

    • P là trọng lượng của vật (N).
    • m là khối lượng của vật (kg).
    1. – Định nghĩa khối lượng riêng, trọng lượng riêng.

    + Định nghĩa khối lượng riêng : Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một mét khối chất đó. Đơn vị của khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối (kg/m3).

    + Định nghĩa trọng lượng riêng : Trọng lượng riêng của một chất là trọng lượng của một mét khối chất đó. Đơn vị của trọng lượng riêng là niutơn trên mét khối (N/m3).

    • Cho biết ý nghĩa khối lượng riêng của một số chất.

    + Ý nghĩa khối lượng riêng của một số chất :

     

    • VD : Khối lượng riêng của đá là 2600 kg/m3 cho biết :

    Một mét khối đá có khối lượng là 2600 kg.

    • Điền từ thích hợp vào các chỗ trống trong bảng so sánh sau :

    So sánh về :

    1/ Kí hiệu :

    Khối lượng riêng : kg/m3

    Trọng lượng riêng :N/m3

    2/ Đơn vị :

    Khối lượng riêng : kilôgam trên mét khối

    Trọng lượng riêng : niutơn trên mét khối

    3/ Công thức tính :

    Khối lượng riêng : D = m / V

    Trong đó :

    + D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật (kg/m3).

    + m là khối lượng của vật (kg).

    + V là thể tích của vật (m3).

    Trọng lượng riêng :d = P / V

    Trong đó :

    + d là trọng lượng riêng của chất cấu tạo nên vật (N/m3).

    + P là trọng lượng của vật (N).

    + V là thể tích của vật (m3).

     

    1. – Các máy cơ đơn giản thường dùng là gì ?

    + Các máy cơ đơn giản thường dùng : mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.

    • So sánh độ lớn của lực kéo vật lên với trọng lượng của vật :

    + Độ lớn của lực kéo vật lên với trọng lượng của vật : Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực ít nhất bằng trọng lượng của vât.

    • Nêu ví dụ các máy cơ đơn giản có trong vật dụng thông thường.

    + Mặt phẳng nghiêng : cầu thang dốc, tấm ván đặt nghiêng so với mặt nằm ngang, …

    + Đòn bẩy : kéo cắt giấy, búa nhổ đinh, …

    + Ròng rọc : hệ thống ròng rọc ở các đầu cần cẩu, ròng rọc kéo gàu nước ở giếng, …

    1. – Dùng mặt phẳng nghiêng có lợi gì ?

    + Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo đẩy vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.Khi đưa một vật lên cao bằng mặt mặt phẳng nghiêng càng ít so với mặt nằm ngang thì lực cần thiết để kéo hoặc đẩy vật trên mặt phẳng nghiêng đó càng nhỏ.

     

     

    Bình luận

Viết một bình luận