Mn ơi trả lời nhanh giúp em ạ
1.Hơi nước có vai trò gì?
2. Lớp vỏ khí chia thành mấy tầng?Nêu vị trí, đặc điểm của từng tầng ?
3. Dựa vào đâu để phân ra khí nóng, lạnh, đại dương, lục địa? Nêu vị trí hình thành và tính chất từng loại khối khí?
4. Nhiệt độ không khí là gì? Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí
5. Khí áp là gì ? Trình bày sự phân bố các đại dương khí áp cao và khí áp thấp trên Trái Đất
Cảm ơn mn nhìu ạ ????
1.lượng hơi nước,tuy hết sức nhỏ bé nhưng là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng như mây , mưa
2.lớp vỏ khí chia thành 3 tầng:đối lưu,bình lưu,các tầng cao
-Sát mặt đất
-Nằm trên tầng đối lưu
-Nằm trên tầng bình lưu
Đặc điểm
– Tập trung 90% không khí
– Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng
– Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: Mây, mưa, sấm, chớp,…
– Nhiệt độ giảm dần khi lên cao: cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C
– Có lớp ôdôn =>ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.
– Không khí cực loãng.
3.a. Căn cứ để phân loại khối khí:
– Căn cứ vào nhiệt độ, chia ra: khối khí nóng, khối khí lạnh.
– Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền, chia ra: khối khí đại dương, khối khí lục địa.
b. Đặc điểm từng loại khối khí:
– Khối khí nóng: hình thành trên vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
– Khối khí lạnh: hình thành trên vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
– Khối khí đại dương: hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
– Khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
4,Nhiệt độ không khí là hiện tượng khi các tia bức xạ của mặt trời đi qua khí quyển, lúc này mặt đất sẽ hấp thụ năng lượng nhiệt của mặt trời. Sau đó bức xạ lại vào không khí, khiến cho không khí nóng lên. Nhiệt độ của không khí còn được coi là thước đo mức độ nóng lạnh của không khí.
-nhân tố ảnh hưởng:
– Theo vị trí gần hay xa biển: Những miền gần biển: mùa hạ mát hơn, mùa đông ấm hơn những miền nằm sâu trong đất liền.
– Theo độ cao: Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
– Theo vĩ độ: Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao.
5.
– Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về cực.
+ Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam.
+ Các đai khí áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam và 900 Bắc và Nam ( cực Bắc và cực Nam).
chúc học tốt!!!
1. Lượng hơi nước nhỏ nhất nhưng là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng như mây, mưa, sương mù.
2.
– Lớp vỏ khí được chia thành 3 tầng: tầng đối lưu , tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển.
– Tầng đối lưu: Nằm sát mặt đất, tới độ cao khoảng 16 km; tầng này tập trung tới 90% không khí.
– tầng bình lưu : từ 16 đến 80 km : ở đây có lớp vỏ khí có tác dụng chắn những tia bức xạ có hại cho sự sống.
-các tầng cao của khí quyển :80 km trở lên: ở đây không khí cực loãng
3.
– Dựa vào nhiệt độ, người ta chia ra các khối khí nóng và lạnh.
– Dựa vào bề mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay lục địa, người ta chia ra khối khí đại dương hoặc lục địa.
+ Khối khí nóng: hình thành trên các vùng có vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao .
+ Khối khí lạnh : hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
+ Khối khí lục địa : hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
+ Khối khí đại dương : hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
4.
Nhiệt độ không khí: là độ nóng, lạnh của không khí
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí :
+ Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
5.
+ Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.
+ Các đai khí áp thấp : nằm ở xích đạo và 60 độ bắc và nam.
+ Các đai khí áp cao : 30 độ bắc và nam , 90 độ bắc và nam .
# chúc bạn học tốt
# xin hay nhất ạ
@ Team FA ????????????