Một người thả 420g chì ở nhiệt độ 100 độ C vào 260g nước ở nhiệt độ 58 độ C làm cho nước nóng lên tới 60 độ C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg. K và bỏ qua sự hao phí ra môi trường bên ngoài.
a, Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg. K có nghĩa là gì?
b, Nhiệt dung riêng của chì? Nhiệt độ của chì khi có cân bằng nhiệt?
c, Nhiệt lượng nước đã thu vào?
Đáp án:
b, tc = 60°C
c1 = 130 J/kgK
c, Q2 = 2184 J
Giải thích các bước giải:
a, Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K có nghĩa là muốn làm cho 1 kg nước tăng lên 1°C thì phải cung cấp một nhiệt lượng cho nước là 4200J.
b, Khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của chì và nước là bằng nhau nên ta có tc = t = 60°C
Khi cân bằng nhiệt ta có: Q1 = Q2 (nhiệt lượng chì tỏa ra = nhiệt lượng nước thu vào)
<=> m1.c1.(t1 – t) = m2.c2.( t – t2)
<=> 0,42 . c1 .(100 – 60) = 0,26 . 4200 . ( 60 – 58)
=> c1 = 2184/16,8 = 130 ( J/kg.K)
c, Nhiệt lượng nước thu vào là:
Q2 = m2.c2.(t – t2) = 0,26 . 4200. (60-58) = 2184 ( J)
Đáp án:
$\begin{array}{l}
b.{c_1} = 130J/kg.K\\
{t_{cb}} = {60^o}C\\
c.{Q_{thu}} = 2184J
\end{array}$
Giải thích các bước giải:
Đổi: 420g = 0,42kg
260g = 0,26kg
a. Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K có nghĩa là nhiệt lượng cần cung cấp để làm cho 1 kg nước nóng thêm 1 độ C.
b. Nhiệt độ của chì khi có cân bằng nhiệt là 60 độ C.
Nhiệt dung riêng của chì là:
$\begin{array}{l}
{Q_{toa}} = {Q_{thu}} \Leftrightarrow {m_1}{c_1}\left( {{t_1} – {t_{cb}}} \right) = {m_2}{c_2}\left( {{t_{cb}} – {t_2}} \right)\\
\Leftrightarrow 0,42.{c_1}.\left( {100 – 60} \right) = 0,26.4200.\left( {60 – 58} \right)\\
\Leftrightarrow 16,8{c_1} = 2184 \Rightarrow {c_1} = 130J/kg.K
\end{array}$
c. Nhiệt lượng nước đã thu vào là:
${Q_{thu}} = {m_2}{c_2}\left( {{t_{cb}} – {t_2}} \right) = 0,26.4200.\left( {60 – 58} \right) = 2184J$