Một người thả một miếng nhôm 500g ở 100 độ C vào một cốc nước ở 50 độ C thì thấy nhiệt độ của nước và đồng khi cân bằng nhiệt là 60 độ C. a,Cho biết v

Một người thả một miếng nhôm 500g ở 100 độ C vào một cốc nước ở 50 độ C thì thấy nhiệt độ của nước và đồng khi cân bằng nhiệt là 60 độ C.
a,Cho biết vật nào tỏa nhiệt,vật nào thu nhiệt?
b,Tính nhiệt lượng mà đồng ,nước thu vào hoặc tỏa ra?
c,Tính khối lượng của nước ở 50 độ C?
d,Tính thể tích của nước ở 50 độ C?

0 bình luận về “Một người thả một miếng nhôm 500g ở 100 độ C vào một cốc nước ở 50 độ C thì thấy nhiệt độ của nước và đồng khi cân bằng nhiệt là 60 độ C. a,Cho biết v”

  1. Đáp án:

    a. Nhôm tỏa, nước thu 

    b. Q = 17600J

    c. m = 0,42kg

    d. V = 0,42l

    Giải thích các bước giải:

    a. Miếng nhôm tỏa nhiệt còn nước thu nhiệt.

    b. Nhiệt lượng mà đồng tỏa ra hay nước thu vào là:
    ${Q_{thu}} = {Q_{toa}} = {m_1}{c_1}\Delta t = 0,5.880.\left( {100 – 60} \right) = 17600J$

    c. Khối lượng của nước là:

    ${Q_{thu}} = {m_2}{c_2}\Delta t’ \Leftrightarrow {m_2} = \dfrac{{{Q_{thu}}}}{{{c_2}\Delta t’}} = \dfrac{{17600}}{{4200.\left( {60 – 50} \right)}} = 0,42kg$

    d. Thể tích ban đầu của nước là:

    ${D_2} = \dfrac{{{m_2}}}{{{V_2}}} \Leftrightarrow {V_2} = \dfrac{{{m_2}}}{{{D_2}}} = \dfrac{{0,42}}{{1000}} = 0,00042{m^3} = 0,42l$

    Bình luận
  2. Đáp án:

    a, Nhôm tỏa nhiệt, nước thu nhiệt

    b, `Q_{\text{tỏa}}=Q_{\text{thu}}=17600J`

    c, `m’=44/105kg`

    d, `V=0,00042m^3`

    Giải thích các bước giải:

    Tóm tắt:

    `m=500g=0,5kg`

    `t_1=50^o“C`

    `t_2=60^o“C`

    `c=880J//kg.K`

    `D=1000kg“/m^3`

    Tính:

    a, Vật nào tỏa, thu nhiệt ?

    b, `Q_{\text{tỏa}}=?` `;` `Q_{\text{thu}}=?`

    c, `m’=?`

    d, `V=?`

    Giải

    a, Vật tỏa nhiệt là miếng nhôm, vì miếng nhôm có nhiệt độ cao hơn nước, ngược lại thì vật thu nhiệt là nước

    b, Nhiệt lượng mà miếng nhôm tỏa ra là:

    `Q_{\text{tỏa}}=m.c.Δt=0,5.880.(100-60)=17600` `(J)`

    Nhiệt lượng mà nước thu vào cũng bằng nhiệt lượng mà miếng nhôm tỏa ra `(=17600J)` vì hệ đã ở trạng thái cân bằng nhiệt

    c, Theo phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

    `Q_{\text{tỏa}}=Q_{\text{thu}}`

    `<=>17600=m’.c.Δt’`

    `<=>17600=m’.4200(60-50)`

    `<=>17600=42000m’`

    `<=>m’=44/105` `(kg)`

    Vậy khối lượng của nước là `44/105` `(kg)`

    d, Thể tích của nước là:

    `V=\frac{m’}{D}=\frac{44/105}{1000}=11/26250≈0,00042` `(m^3)`

    Sửa đề:

    Một người thả một miếng nhôm 500g ở 100 độ C vào một cốc nước ở 50 độ C thì thấy nhiệt độ của nước và miếng nhôm khi cân bằng nhiệt là 60 độ C.

    a, Cho biết vật nào tỏa nhiệt, vật nào thu nhiệt ?

    b,Tính nhiệt lượng mà miếng nhôm, nước thu vào hoặc tỏa ra ?

    c,Tính khối lượng của nước ở 50 độ C ?

    d,Tính thể tích của nước ở 50 độ C ?

     

    Bình luận

Viết một bình luận