Một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 200g đựng 1,6 Kg nước ở 80 độ C, người ta thả 1,6Kg nước đá ở -10 độ C vào nhiệt lượng kế.
a/ Nước đá có tan hết không?
b/ Nhiệt độ cuối cùng của nhiệt lượng kế là bao nhiêu? Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K; của nước đá là 2100J/kg.K; của nước là 4190J/kg.K; Nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,4.10^5 J/Kg.
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
$m=200g=0,2kg$
$c=380J/kg.K$
$m_{1}=1,6kg$
$c_{1}=4200J/kg.K$
$t_{1}=80^{o}C$
$m_{2}=1,6kg$
$c_{2}=2100J/kg.K$
$λ=3,4.10^{5}J/kg$
$t_{2}=-10^{o}C$
$a,…$
$b,t=?$
$a,$
Nhiệt lượng cần thu vào để nước đá tăng nhiệt độ lên $0^{o}C$ là :
$Q_{thu_{1}}=m_{2}.c_{2}.Δt_{2}=1,6.2100.(10+0)=33600(J)$
Nhiệt lượng nước đá ở $0^{o}C$ thu vào để nóng chảy hoàn toàn là :
$Q_{thu_{2}}=m_{2}.λ=1,6.3,4.10^{5}=544000(J)$
Tổng hiệt lượng cần cung cấp để nóng chảy hoàn toàn lượng nước đá là :
$Q=Q_{thu_{1}}+Q_{thu_{2}}=33600+544000=577600(J)$
Nhiệt lượng mà lượng nước nóng và nhiệt lượng kế tỏa ra cho đến khi nhiệt độ còn $0^{o}C$ là :
$Q_{‘}=(m.c+m_{1}.c_{1}).Δt_{1}=(0,2.380+1,6.4200).(80-0)=543680(J)$
Do $Q_{‘}<Q(543680J<577600J)$ nên nước đá không tan hết
$b,$
Do nước đá không tan hết và $Q_{‘}=543680J>Q_{thu_{1}}=33600J$ nên nhiệt độ cuối cùng của nhiệt lượng kế là $0^{o}C$
Đáp án:
a) Không tan hết.
b) 0°C.
Giải:
a) Nhiệt lượng nước đá thu vào để tăng nhiệt từ -10°C → 0°C:
`Q_1=m_1c_1(0-t_1)`
`Q_1=1,6.2100.[0-(-10)]=33600 \ (J)`
Nhiệt lượng nước đá thu vào để tan hoàn toàn:
`Q’_1=m_1\lambda=1,6.3,4.10^5=544000 \ (J)“
Nhiệt lượng do nước và bình nhiệt lượng kế tỏa ra:
`Q_2+Q_3=(m_2c_2+m_3c_3)(t_2-0)`
`Q_2+Q_3=(1,6.4190+0,2.380)(80-0)=542400 \ (J)`
Ta thấy:
`Q_2+Q_3<Q_1+Q’_1` → nước đá không tan hết
b) Vì `Q_1+Q’_1>Q_2+Q_3>Q_1` nên nhiệt độ cuối cùng của nhiệt lượng kế là 0°C.