Một quả cầu bằng sắt có thể tích 200cm3 được nhúng chìm trong nước
a, Tính lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên vật, biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3
b, Nhấc quả cầu lên thả vào thủy ngân. Hỏi khi đó vật nổi hay chìm? Vì sao? Tính lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên vật khi ấy, biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000N/m3 và trọng lượng riêng của sắt là 78000N/m3.
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
V = 200$cm^3$ = $2.10^{-4}m^3$
a. Lực đẩy ác si mét tác dụng lên vật là:
$F_A = V.d_{nước} = 2.10^{-4}.10000$ = 2N
b. Vì $d_{thép} < d_{thuỷ ngân}$ nên quả cầu nổi trong thủy ngân.
Trọng lượng của vật là:
$P = d_{thép}.V = 78000.2.10^{-4}$ = 15,6N
Khi vật nằm yên lặng trong thuỷ ngân thì:
$F_A’= P$ = 15,6N nên lực đẩy ác si mét lúc này là 15,6N
Đáp án:
a. 2N
b. Vật nổi. 15,6N
Giải thích các bước giải:
a. Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên quả cầu là:
\[{F_A} = {d_n}V = {10000.200.10^{ – 6}} = 2N\]
b. Ta có:
\[\begin{array}{l}
{F_A} = {d_{Hg}}.V = {136000.200.10^{ – 6}} = 27,2N\\
P = {d_v}.V = {78000.200.10^{ – 6}} = 15,6N
\end{array}\]
Vì \({F_A} > P\) nên vật nổi.
Lực đẩy Ác si mêt tác dụng lên vật lúc này bằng với trọng lượng của vật:
\[{F_{{A_v}}} = P = 15,6N\]