. Một vật có thể tích là 20dm3, có trọng lượng riêng là 9000N/m3 nhúng ngập hoàn toàn trong một bình đựng nước. Hỏi:
a) Vật sẽ nổi lên hay chìm xuống? Tại sao?
b) Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật và thể tích phần nước dâng lên trong bình khi vật nằm im cân bằng là bao nhiêu? Biết nước có trọng lượng riêng là 10 000N/m3.
Giúp mik vs gấp quá rồi!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Đáp án:
a) Vật sẽ nổi lên vì trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
b)
P=180N
F=P=180N.
V’=0,018 m³
Giải thích các bước giải:
a) Vật sẽ nổi lên vì trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
b)
Trọng lượng của vật là : P=d.V=9000.0,02=180N
Khi cân bằng trọng lực và lực đẩy acsimet tác dụng lên vật có độ lớn bằng nhau
nên F=P=180N.
Phần nước dâng lên bằng với thể tích của vật chìm xuống:
V’=F/d=180/10000=0,018 m³
Đáp án:
a) Vật nổi lên; b) 180 N; \(18d{m^3}.\)
Giải thích các bước giải:
Đổi: \(20d{m^3} = {20.10^{ – 3}}{m^3}\)
a) Nhận xét: \(d < {d_n}\), vật nổi lên mặt nước.
b) Vật được thả trong nước, các lực tác dụng lên vật là:
Trọng lực P
Lực đẩy Ac-si-met
Vật nằm cân bằng nên:
\(P = {F_A} \Rightarrow {F_A} = d.V = {9000.20.10^{ – 3}} = 180\,\,\left( N \right)\)
Thể tích nước dâng lên chính là thể tích của vật chìm trong nước:
\(V’ = \frac{{{F_A}}}{{{d_n}}} = \frac{{180}}{{10000}} = 0,018\,\,\left( {{m^3}} \right) = 18\,\,\left( {d{m^3}} \right)\)