Một vật khối lượng 200g được thả rơi tự do từ độ cao 90m. Lấy g= 10m/s2. Chọn mốc thế năng ở mặt đất.bằng phương pháp năng lượng hãy tính a) Tí

Một vật khối lượng 200g được thả rơi tự do từ độ cao 90m. Lấy g= 10m/s2. Chọn mốc thế năng ở mặt đất.bằng phương pháp năng lượng hãy tính
a) Tính cơ năng của vật tại vị trí thả
b) Tính vận tốc của vật khi chạm đất bằng phương pháp năng lượng.
c) Ở độ cao nào động năng của vật bằng thế năng?
d) khi vật cách mặt đất 10m vận tốc của nó bằng bao nhiêu
e)giả sử tới mặt đất do mặt đất mềm,vật bị lún sâu vào đất 20m rồi dừng lại.Tính lực cản trung bình của đất

0 bình luận về “Một vật khối lượng 200g được thả rơi tự do từ độ cao 90m. Lấy g= 10m/s2. Chọn mốc thế năng ở mặt đất.bằng phương pháp năng lượng hãy tính a) Tí”

  1. Đáp án:

    a) `W=180J`

    b) $v=30\sqrt{2}m/s$

    c) `h’=45m`

    d) $v”=40m/s$

    e) `F_c=11N`

    Giải:

    `m=200g=0,2kg`

    a) Cơ năng của vật tại vị trí thả:

    `W=mgh=0,2.10.90=180` `(J)`

    b) Vận tốc của vật khi chạm đất:

    `W=W_d=\frac{1}{2}mv^2`

    `=> v=\sqrt{\frac{2W}{m}}=\sqrt{\frac{2.180}{0,2}}=30\sqrt{2}` $(m/s)$

    c) `W’_d=W’_t`

    Vì cơ năng không đổi nên

    `W=W’_d+W’_t=2W’_t=2mgh’`

    `=> h’=\frac{W}{2mg}=\frac{180}{2.0,2.10}=45` `(m)`

    d) Khi vật cách mặt đất 10m:

    Thế năng của vật:

    `W”_t=mgh”=0,2.10.10=20` `(J)`

    Động năng của vật:

    `W”_d=W-W”_t=180-20=160` `(J)`

    Vận tốc của vật:

    $W”_d=\dfrac{1}{2}mv”^2$

    `=> v”=\sqrt{\frac{2W”_d}{m}}=\sqrt{\frac{2.160}{0,2}}=40` $(m/s)$

    e) Khi vật dừng lại:

    `W’=mgz=0,2.10.(-20)=-40` `(J)`

    Áp dụng định lý biến thiên cơ năng:

    `A_c=W’-W=-F_c.s`

    `=> F_c=\frac{W-W’}{s}=\frac{180-(-40)}{20}=11` `(N)`

    Bình luận
  2. CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!!!!!!!!!!

    Đáp án:

    $a) W = 180 (J)$

    $b) v_1 = 30\sqrt{2} (m/s)$

    $c) h_2 = 45 (m)$

    $d) v_3 = 40 (m/s)$

    $e) F_c = 11 (N)$

    Giải thích các bước giải:

            $m = 200 (g) = 0,2 (kg)$

            $h_0 = 90 (m)$

            $g = 10 (m/s^2)$

    Gốc thế năng tại mặt đất.

    $a)$

    Cơ năng của vật tại vị trí thả là:

            `W = W_{t0} = mgh_0 = 0,2.10.90`

                `= 180 (J)`

    $b)$

    Khi vừa chạm đất, vật có vận tốc $v_1.$

    Cơ năng của vật khi chạm đất không đổi so với ban đầu:

           `W = W_{đ1} = 1/2 mv_1^2 = 180 (J)`

    `<=> 1/2 .0,2.v_1^2 = 180`

    `<=> v_1^2 = 1800`

    `=> v_1 = \sqrt{1800} = 30\sqrt{2}` $(m/s)$

    $c)$

    Khi vật ở độ cao $h_2$ thì `W_{đ2} = W_{t2} = W/2`

    `<=> mgh_2 = {mgh_0}/2`

    `<=> h_2 = h_0/2 = 90/2 = 45 (m)`

    $d)$

           `h_3 = 10 (m)`

    Thế năng, động năng của vật khi cách mặt đất $10m$ là:

           `W_{t3} = mgh_3 = 0,2.10.10 = 20 (J)`

           `W_{đ3} = W – W_{t3} = 180 – 20 = 160 (J)`

    Mà `W_{đ3} = 1/2 mv_3^2 = 1/2 .0,2.v_3^2 = 0,1.v_3^2`

    `<=> 0,1.v_3^2 = 160`

    `<=> v_3^2 = 1600`

    `<=> v_3 = 40` $(m/s)$

    $e)$

          `\DeltaS = 20 (m)`

          $v_4 = 0 (m/s)$

    Áp dụng định lí động năng:

          `A_P + A_{F_c} = 1/2 mv_4^2 – 1/2 mv_1^2`

    `<=> (P.cos 0^0 + F_c.cos 180^0).\DeltaS = – 1/2 mv_1^2`

    `<=> (mg – F_c).\DeltaS = – W`

    `<=> (0,2.10 – F_c).20 = – 180`

    `<=> 2 – F_c = – 9`

    `<=> F_c = 11 (N)`

    Bình luận

Viết một bình luận