Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 1m góc nghiêng $30^{0}$ sau đó tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang đi được 2m

Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 1m góc nghiêng $30^{0}$ sau đó tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang đi được 2m thì dùng lại. Lấy g = $10m/s^{2}$
a) Tính vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng. Biết mặt phẳng nghiêng không ma sát.
b) Tính hệ số ma sát trên mặt phẳng ngang

0 bình luận về “Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 1m góc nghiêng $30^{0}$ sau đó tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang đi được 2m”

  1. CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!!!!!!!!!!

    Đáp án:

    $a) v = 2\sqrt{5} (m/s)$

    $b) \mu = 0,5$

    Giải thích các bước giải:

          $h = 1 (m)$

          $\alpha = 30^0$

          $g = 10 (m/s^2)$

          $S = 2 (m)$

    Chọn gốc thế năng tại chân mặt phẳng nghiêng.

    $a)$

    Áp dụng bảo toàn cơ năng:

          `W = mgh = 1/2 mv^2`

    $\to$ Vận tốc của vật ở chân dốc là:

          $v = \sqrt{2gh} = \sqrt{2.10.1} = 2\sqrt{5} (m/s)$

    $b)$

    Áp dụng định lí động năng:

          `- 1/2 mv^2 = A_{Fms} = \mu.m.g.S.cos 180^0`

    `<=> 1/2 v^2 = \mu.g.S`

    `<=> 1/2 .(2\sqrt{5})^2 = \mu .10.2`

    `<=> \mu = 0,5`

    Bình luận
  2. Bảo toàn cơ năng ta có

    W trước = W sau

    mgh = $\frac{1}{2}$ *m*v^2

    rút gọn m ở 2 bên (do chọn mốc thế năng ở mặt đất nên tại vị trí B chỉ còn động năng)

    thay số ta được 10*1= $\frac{1}{2}$ *v^2

    v = 2 căn 5 (m/s)

    Biến thiên cơ năng ta có

    Afms = 0 – $\frac{1}{2}$ m*v^2

    hệ số ma sát * m * g * cos(180) * s  = 0  – $\frac{1}{2}$ m*v^2

    thay số  rút gọn m ta tính được hệ số ma sát = 0.5

    Bình luận

Viết một bình luận