Ngày 7-10-2020, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa lớn đã xảy ra ở khu vực miền trung, tập trung chủ yếu tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Ðà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên. Mưa lớn kéo dài chưa kịp dứt thì những ngày sau đó khu vực này tiếp tục phải hứng chịu các đợt áp thấp và bão số 6 (ngày 11-10), bão số 7 (ngày 13-10), khiến các tỉnh miền trung rơi vào tình trạng bão chồng bão, lũ chồng lũ. Mưa dồn dập, nước lũ dâng cao gây chết người, nhấn chìm, tàn phá đồng ruộng, hoa màu, gia súc, gia cầm, cùng rất nhiều đường sá, trường học, nhà cửa… Cuộc sống của người dân vùng lũ bị đảo lộn nghiêm trọng, tính mạng bị đe dọa.
Ngay khi mưa bão xuất hiện, Chính phủ đã chỉ thị Ban Chỉ đạo phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai từ trung ương tới các địa phương triển khai các biện pháp cấp bách đối phó kịp thời với diễn biến xấu của thời tiết. Ngày 8-10-2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Công điện 1372/CÐ-TTg về tập trung đối phó với mưa lũ lớn tại các tỉnh miền trung, yêu cầu sự vào cuộc của UBND các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Phú Yên, khu vực Tây Nguyên, đặc biệt lưu ý các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, triển khai ngay biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ theo phương châm “chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ” nhằm bảo đảm tính mạng cho người dân, hạn chế thiệt hại; đặt ra nhiệm vụ cụ thể với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương và địa phương… Công điện yêu cầu các bộ, ngành tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với địa phương chủ động chỉ đạo, triển khai biện pháp, duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ; kịp thời đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.
Do có phương án từ trước, công tác ứng phó, xử lý tình huống xảy ra trong bão lũ đã được các địa phương và bộ, ngành chức năng phối hợp triển khai đồng bộ, nỗ lực hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra. Tại nhiều địa phương, dù đã có kế hoạch nhưng trước tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, việc tổ chức đại hội đảng các cấp tạm dừng lại để dành mọi ưu tiên cao nhất cho phòng chống bão lũ. Công tác tìm kiếm cứu nạn được triển khai thường xuyên, liên tục, bất kể ngày đêm. Lực lượng cứu hộ đã bám địa bàn, có mặt ở những nơi khó khăn, nguy hiểm nhất. Báo cáo ngày 10-10-2020 của Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết: chỉ trong thời gian ngắn, các đơn vị thuộc Quân khu 4, Quân khu 5, Bộ đội Biên phòng đã huy động 8.843 người (bao gồm 1.849 bộ đội, 6.994 dân quân), 200 phương tiện (bao gồm 114 ô-tô, 86 tàu xuồng) phối hợp các lực lượng ở địa phương ứng cứu, khắc phục hậu quả mưa lũ. Kết quả: tính đến 18 giờ cùng ngày đã tổ chức di dời, sơ tán 7.382 hộ/24.364 nhân khẩu đến nơi an toàn. Nhờ cứu hộ kịp thời cho nên lực lượng chức năng tại các địa phương đã lập được nhiều kỳ tích, tiêu biểu có thể kể đến: giải cứu thành công thuyền viên của các tàu Vietship TK 12, Vietship 09, Vietship 01, Hoàng Tuấn 26, Thanh Thành Ðạt 55 và Thanh Thành Ðạt 68 gặp nạn tại khu vực biển Cửa Việt – Quảng Trị ngày 8-10. Tiếp đó, ngày 19-10, giải cứu thành công 18 người trên xe khách biển số 43B – 024.54 bị lũ cuốn trôi ở Khe Gát (Bố Trạch, Quảng Bình)…
Tuy nhiên do mưa lớn, lũ quét, nhiều khu vực bị sạt lở nghiêm trọng đã gây thiệt hại nặng nề về người và của. Trong đó không thể không kể đến mất mát, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ quân đội trong khi làm nhiệm vụ. Ðó là sự hy sinh của 13 cán bộ, chiến sĩ đoàn cứu hộ thuộc Quân khu 4 vào ngày 13-10 tại huyện Phong Ðiền (Thừa Thiên Huế), là sự hy sinh của 22 cán bộ, chiến sĩ Ðoàn Kinh tế – Quốc phòng 337 vào ngày 18-10 tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị)… Sự hy sinh của những người lính giữa thời bình đã để lại sự cảm phục, lòng tiếc thương vô hạn của đồng bào cả nước. Trước mất mát này, ngày 22-10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thư gửi Quân đội nhân dân Việt Nam, ghi nhận tinh thần của cán bộ, chiến sĩ không ngại gian khổ, kịp thời có mặt ở nơi khó khăn nhất, hiểm nguy nhất để tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Thủ tướng bày tỏ: “Nén nỗi đau thương, mất mát to lớn này, tôi mong muốn toàn thể cán bộ, chiến sĩ toàn quân tiếp tục giữ vững và phát huy bản chất cách mạng, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.
Có thể thấy trước, và trong khi bão lũ xảy ra tại khu vực miền trung, Ðảng và Chính phủ thường xuyên có những chỉ đạo kịp thời, bám sát tình hình. Thí dụ như: Ngày 16-10, Thường trực Ban Bí thư T.Ư Ðảng gửi điện về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền trung. Ngày 18-10, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 1411/CÐ-TTg về việc tập trung cứu nạn, khắc phục hậu quả sạt lở đất tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế) và tại Ðoàn Kinh tế – Quốc phòng 337 thuộc Quân khu 4 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Ngày 19-10, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 5.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Hà Tĩnh, mỗi tỉnh 1.000 tấn để hỗ trợ cứu đói nhân dân vùng bị thiên tai, mưa lũ. Và mới đây, Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm cấp 500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2020 bổ sung kinh phí cho năm tỉnh miền trung để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, chính sách an sinh xã hội và khắc phục hậu quả thiên tai theo chế độ, chính sách của Nhà nước. Trong các ngày qua, nhiều lãnh đạo cấp cao của Ðảng, Nhà nước kịp thời có mặt ở các tỉnh gặp thiên tai để nắm tình hình, chỉ đạo phòng, chống và động viên, thăm hỏi, tặng quà người dân. Ngày 24-10, Thủ tướng Chính phủ đã có chuyến công tác kiểm tra khắc phục hậu quả mưa lũ tại Quảng Bình. Mới đây, ngày 26-10, chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương để chỉ đạo công tác ứng phó bão số 9, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành trung ương, địa phương dừng các cuộc họp không cần thiết, đặt công tác phòng chống bão lũ lên hàng đầu, trong đó bảo đảm an toàn tính mạng của người dân là quan trọng nhất.
Chung sức, đồng lòng cùng Chính phủ và các lực lượng chức năng, nhiều hoạt động hướng về đồng bào miền trung được tiến hành trên khắp cả nước. Tối 17-10, tại chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2020 do Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Ban Chỉ đạo T.Ư các Chương trình mục tiêu quốc gia và Ðài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư T.Ư Ðảng, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tới cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các tỉnh bị bão lũ, kêu gọi nhân dân cả nước tiếp tục động viên, giúp đỡ người nghèo, người gặp hoạn nạn, khó khăn. Ðồng chí Nguyễn Phú Trọng bày tỏ sự cảm thông sâu sắc, chia sẻ những mất mát, đau thương; gửi lời chia buồn đến các gia đình có người thân bị nạn do lũ, lụt; đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể khẩn trương phòng, chống lụt, bão; khắc phục hậu quả; kịp thời thăm hỏi, giúp đỡ nhân dân sớm ổn định cuộc sống, phục hồi sản xuất. Ðồng chí chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã có nhiều hoạt động từ thiện, ủng hộ, giúp đỡ kịp thời, hiệu quả, và mong đồng bào ở trong và ngoài nước tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái”, “thương người như thể thương thân”, hết lòng động viên, giúp đỡ những người đang gặp hoạn nạn, khó khăn, người nghèo, hộ nghèo, để hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất do thiên tai gây ra. Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương, và trong cả cộng đồng,… các hoạt động thiện nguyện, đóng góp của cải vật chất để hỗ trợ đồng bào vùng lũ, lụt đã diễn ra rất sôi nổi. Hàng đoàn xe cứu trợ mang lương thực, thực phẩm, thuốc men, phao cứu sinh,… cùng hướng về miền trung. Người dân ở nhiều nơi thức trắng đêm nấu cơm, gói bánh chưng,… gửi tới đồng bào đang bị bão lũ cô lập. Nhiều nghệ sĩ tên tuổi đã lặn lội vào vùng lũ, chia sẻ khó khăn với đồng bào.
Có thể thấy, mỗi khi đồng bào gặp khó khăn, hoạn nạn là cộng đồng lại phát huy tinh thần tương thân tương ái, chung sức và đồng lòng đoàn kết, giúp đỡ, đó là truyền thống quý báu của dân tộc, đã in dấu ấn trong huyết quản của người Việt Nam. Ðóng góp, cứu trợ đồng bào vùng đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ thiên tai là hành động rất cần thiết, cần biểu dương và khuyến khích. Song khắc phục hậu quả thiên tai cũng cần thiết không kém, vì chúng ta phải làm mới hoặc củng cố hệ thống đường sá, cầu cống, trường học, hệ thống điện, y tế, nhà ở cho gia đình có nhà cửa bị nước lũ cuốn trôi, giúp học sinh tiếp tục đến trường, sinh hoạt hằng ngày và các hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường… Ðó là những công việc rất lớn nhưng phải hoàn thành, vì chỉ phải giải quyết rốt ráo những công việc đó, chúng ta mới bảo đảm cuộc sống ở vùng bị thiên tai sớm ổn định. Trọng trách này đã đặt Nhà nước, các địa phương, các ngành liên quan trước các nhiệm vụ nặng nề, và để hoàn thành không chỉ cần công sức, tiền bạc, mà còn cần phải tiến hành có tổ chức, quy củ, đồng bộ. Vì thế, hơn lúc nào hết, khi đất nước còn nghèo toàn dân cần chung tay, đoàn kết, đồng lòng, đóng góp sức người, sức của cùng Ðảng, Nhà nước khắc phục khó khăn, để không người dân nào bị bỏ lại phía sau.
Quyên góp cơm_áo_ gao_tiền. Động viên. Chia sẻ. An ủi
Ngày 7-10-2020, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa lớn đã xảy ra ở khu vực miền trung, tập trung chủ yếu tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Ðà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên. Mưa lớn kéo dài chưa kịp dứt thì những ngày sau đó khu vực này tiếp tục phải hứng chịu các đợt áp thấp và bão số 6 (ngày 11-10), bão số 7 (ngày 13-10), khiến các tỉnh miền trung rơi vào tình trạng bão chồng bão, lũ chồng lũ. Mưa dồn dập, nước lũ dâng cao gây chết người, nhấn chìm, tàn phá đồng ruộng, hoa màu, gia súc, gia cầm, cùng rất nhiều đường sá, trường học, nhà cửa… Cuộc sống của người dân vùng lũ bị đảo lộn nghiêm trọng, tính mạng bị đe dọa.
Ngay khi mưa bão xuất hiện, Chính phủ đã chỉ thị Ban Chỉ đạo phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai từ trung ương tới các địa phương triển khai các biện pháp cấp bách đối phó kịp thời với diễn biến xấu của thời tiết. Ngày 8-10-2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Công điện 1372/CÐ-TTg về tập trung đối phó với mưa lũ lớn tại các tỉnh miền trung, yêu cầu sự vào cuộc của UBND các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Phú Yên, khu vực Tây Nguyên, đặc biệt lưu ý các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, triển khai ngay biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ theo phương châm “chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ” nhằm bảo đảm tính mạng cho người dân, hạn chế thiệt hại; đặt ra nhiệm vụ cụ thể với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương và địa phương… Công điện yêu cầu các bộ, ngành tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với địa phương chủ động chỉ đạo, triển khai biện pháp, duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ; kịp thời đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.
Do có phương án từ trước, công tác ứng phó, xử lý tình huống xảy ra trong bão lũ đã được các địa phương và bộ, ngành chức năng phối hợp triển khai đồng bộ, nỗ lực hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra. Tại nhiều địa phương, dù đã có kế hoạch nhưng trước tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, việc tổ chức đại hội đảng các cấp tạm dừng lại để dành mọi ưu tiên cao nhất cho phòng chống bão lũ. Công tác tìm kiếm cứu nạn được triển khai thường xuyên, liên tục, bất kể ngày đêm. Lực lượng cứu hộ đã bám địa bàn, có mặt ở những nơi khó khăn, nguy hiểm nhất. Báo cáo ngày 10-10-2020 của Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết: chỉ trong thời gian ngắn, các đơn vị thuộc Quân khu 4, Quân khu 5, Bộ đội Biên phòng đã huy động 8.843 người (bao gồm 1.849 bộ đội, 6.994 dân quân), 200 phương tiện (bao gồm 114 ô-tô, 86 tàu xuồng) phối hợp các lực lượng ở địa phương ứng cứu, khắc phục hậu quả mưa lũ. Kết quả: tính đến 18 giờ cùng ngày đã tổ chức di dời, sơ tán 7.382 hộ/24.364 nhân khẩu đến nơi an toàn. Nhờ cứu hộ kịp thời cho nên lực lượng chức năng tại các địa phương đã lập được nhiều kỳ tích, tiêu biểu có thể kể đến: giải cứu thành công thuyền viên của các tàu Vietship TK 12, Vietship 09, Vietship 01, Hoàng Tuấn 26, Thanh Thành Ðạt 55 và Thanh Thành Ðạt 68 gặp nạn tại khu vực biển Cửa Việt – Quảng Trị ngày 8-10. Tiếp đó, ngày 19-10, giải cứu thành công 18 người trên xe khách biển số 43B – 024.54 bị lũ cuốn trôi ở Khe Gát (Bố Trạch, Quảng Bình)…
Tuy nhiên do mưa lớn, lũ quét, nhiều khu vực bị sạt lở nghiêm trọng đã gây thiệt hại nặng nề về người và của. Trong đó không thể không kể đến mất mát, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ quân đội trong khi làm nhiệm vụ. Ðó là sự hy sinh của 13 cán bộ, chiến sĩ đoàn cứu hộ thuộc Quân khu 4 vào ngày 13-10 tại huyện Phong Ðiền (Thừa Thiên Huế), là sự hy sinh của 22 cán bộ, chiến sĩ Ðoàn Kinh tế – Quốc phòng 337 vào ngày 18-10 tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị)… Sự hy sinh của những người lính giữa thời bình đã để lại sự cảm phục, lòng tiếc thương vô hạn của đồng bào cả nước. Trước mất mát này, ngày 22-10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thư gửi Quân đội nhân dân Việt Nam, ghi nhận tinh thần của cán bộ, chiến sĩ không ngại gian khổ, kịp thời có mặt ở nơi khó khăn nhất, hiểm nguy nhất để tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Thủ tướng bày tỏ: “Nén nỗi đau thương, mất mát to lớn này, tôi mong muốn toàn thể cán bộ, chiến sĩ toàn quân tiếp tục giữ vững và phát huy bản chất cách mạng, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.
Có thể thấy trước, và trong khi bão lũ xảy ra tại khu vực miền trung, Ðảng và Chính phủ thường xuyên có những chỉ đạo kịp thời, bám sát tình hình. Thí dụ như: Ngày 16-10, Thường trực Ban Bí thư T.Ư Ðảng gửi điện về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền trung. Ngày 18-10, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 1411/CÐ-TTg về việc tập trung cứu nạn, khắc phục hậu quả sạt lở đất tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế) và tại Ðoàn Kinh tế – Quốc phòng 337 thuộc Quân khu 4 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Ngày 19-10, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 5.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Hà Tĩnh, mỗi tỉnh 1.000 tấn để hỗ trợ cứu đói nhân dân vùng bị thiên tai, mưa lũ. Và mới đây, Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm cấp 500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2020 bổ sung kinh phí cho năm tỉnh miền trung để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, chính sách an sinh xã hội và khắc phục hậu quả thiên tai theo chế độ, chính sách của Nhà nước. Trong các ngày qua, nhiều lãnh đạo cấp cao của Ðảng, Nhà nước kịp thời có mặt ở các tỉnh gặp thiên tai để nắm tình hình, chỉ đạo phòng, chống và động viên, thăm hỏi, tặng quà người dân. Ngày 24-10, Thủ tướng Chính phủ đã có chuyến công tác kiểm tra khắc phục hậu quả mưa lũ tại Quảng Bình. Mới đây, ngày 26-10, chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương để chỉ đạo công tác ứng phó bão số 9, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành trung ương, địa phương dừng các cuộc họp không cần thiết, đặt công tác phòng chống bão lũ lên hàng đầu, trong đó bảo đảm an toàn tính mạng của người dân là quan trọng nhất.
Chung sức, đồng lòng cùng Chính phủ và các lực lượng chức năng, nhiều hoạt động hướng về đồng bào miền trung được tiến hành trên khắp cả nước. Tối 17-10, tại chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2020 do Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Ban Chỉ đạo T.Ư các Chương trình mục tiêu quốc gia và Ðài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư T.Ư Ðảng, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tới cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các tỉnh bị bão lũ, kêu gọi nhân dân cả nước tiếp tục động viên, giúp đỡ người nghèo, người gặp hoạn nạn, khó khăn. Ðồng chí Nguyễn Phú Trọng bày tỏ sự cảm thông sâu sắc, chia sẻ những mất mát, đau thương; gửi lời chia buồn đến các gia đình có người thân bị nạn do lũ, lụt; đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể khẩn trương phòng, chống lụt, bão; khắc phục hậu quả; kịp thời thăm hỏi, giúp đỡ nhân dân sớm ổn định cuộc sống, phục hồi sản xuất. Ðồng chí chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã có nhiều hoạt động từ thiện, ủng hộ, giúp đỡ kịp thời, hiệu quả, và mong đồng bào ở trong và ngoài nước tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái”, “thương người như thể thương thân”, hết lòng động viên, giúp đỡ những người đang gặp hoạn nạn, khó khăn, người nghèo, hộ nghèo, để hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất do thiên tai gây ra. Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương, và trong cả cộng đồng,… các hoạt động thiện nguyện, đóng góp của cải vật chất để hỗ trợ đồng bào vùng lũ, lụt đã diễn ra rất sôi nổi. Hàng đoàn xe cứu trợ mang lương thực, thực phẩm, thuốc men, phao cứu sinh,… cùng hướng về miền trung. Người dân ở nhiều nơi thức trắng đêm nấu cơm, gói bánh chưng,… gửi tới đồng bào đang bị bão lũ cô lập. Nhiều nghệ sĩ tên tuổi đã lặn lội vào vùng lũ, chia sẻ khó khăn với đồng bào.
Có thể thấy, mỗi khi đồng bào gặp khó khăn, hoạn nạn là cộng đồng lại phát huy tinh thần tương thân tương ái, chung sức và đồng lòng đoàn kết, giúp đỡ, đó là truyền thống quý báu của dân tộc, đã in dấu ấn trong huyết quản của người Việt Nam. Ðóng góp, cứu trợ đồng bào vùng đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ thiên tai là hành động rất cần thiết, cần biểu dương và khuyến khích. Song khắc phục hậu quả thiên tai cũng cần thiết không kém, vì chúng ta phải làm mới hoặc củng cố hệ thống đường sá, cầu cống, trường học, hệ thống điện, y tế, nhà ở cho gia đình có nhà cửa bị nước lũ cuốn trôi, giúp học sinh tiếp tục đến trường, sinh hoạt hằng ngày và các hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường… Ðó là những công việc rất lớn nhưng phải hoàn thành, vì chỉ phải giải quyết rốt ráo những công việc đó, chúng ta mới bảo đảm cuộc sống ở vùng bị thiên tai sớm ổn định. Trọng trách này đã đặt Nhà nước, các địa phương, các ngành liên quan trước các nhiệm vụ nặng nề, và để hoàn thành không chỉ cần công sức, tiền bạc, mà còn cần phải tiến hành có tổ chức, quy củ, đồng bộ. Vì thế, hơn lúc nào hết, khi đất nước còn nghèo toàn dân cần chung tay, đoàn kết, đồng lòng, đóng góp sức người, sức của cùng Ðảng, Nhà nước khắc phục khó khăn, để không người dân nào bị bỏ lại phía sau.